65
N
ăm 2013, sau khoảng thời gian
dài làm biên kịch tự do, tôi đến
VFC với tâm lí muốn “thử cho
biết” môi trường làm phim ở VTV là thế
nào. Hơn nữa, tôi muốn biết việc chuyển
dịch từ một biên kịch sang vị trí một biên
tập thì có gì khác biệt? Cuộc chơi “thử
cho biết” hóa ra lại đem đến cho tôi rất
nhiều trải nghiệm, rất nhiều những cơ hội
mà tôi hiểu, nếu không ở VFC, tôi sẽ
không bao giờ có được.
Bộ phim đầu tiên tôi tham gia khi về
VFC là
Tuổi thanh xuân
, dự án VTV hợp
tác với CJ của Hàn Quốc năm 2014. Đây
là dự án mang tính bước ngoặt với riêng
tôi, không chỉ bởi tôi có cơ hội đi khảo sát
học hỏi ở trung tâm sản xuất phim hiện
đại bậc nhất Hàn Quốc, được làm việc
với các đồng nghiệp ở một nền truyền
hình phát triển hơn, mà điều quan trọng,
đây chính là dự án đã cho tôi cơ hội nhìn
nhận lại lĩnh vực nghề nghiệp của mình
ở một bình diện rộng rãi hơn, chuyên
nghiệp hơn. Bạn sẽ thấy trong một biên
kịch, có cả tư duy của một đạo diễn, một
nhà sản xuất, một người dựng phim. Đó
là điểm yếu của tôi và hầu hết các biên
kịch Việt Nam.
Và sau đó,
Dưới bầu trời xa cách
,
dự án kết hợp với Đài QAB Okinawa
của Nhật Bản năm 2017, đã cho tôi cơ
hội bù đắp phần thiếu sót ấy. Chỉ khi ra
hiện trường, nhìn cả đoàn vật lộn giữa
đêm, nhân viên ánh sáng ngồi dưới trụ
đèn nhắm mắt tranh thủ nghỉ từng giây,
nhân viên kĩ thuật ngồi gục đầu bên vỉa
hè, khi trở về viết kịch bản, khi tôi gõ đến
dòng “Ngoại. Đêm” cũng sẽ đầy cân nhắc.
Cũng chỉ ra đến hiện trường, nhìn quay
phim căng thẳng đưa máy xuống biển,
mới thấy mình chẳng thể bừa bãi vung tay
viết “cá lội tung tăng” hay tùy hứng đưa
vào một cơn mưa hoặc một ánh cầu vồng.
Hiện trường sản xuất không có những mơ
mộng của câu chữ, đó là nơi hiện thực
hóa từng đầu việc cụ thể.
Ngoài những dự án hợp tác, 7 năm ở
VFC, tôi cũng có cơ hội tham gia nhiều
loại hình dự án hơn. Mỗi dự án đều là
thách thức, khi chúng tôi nghĩ về đích
đến là một bộ phim hay. Mỗi dự án đều
là nhiệm vụ, khi chúng tôi đặt mục tiêu
với chính mình, phải khác biệt hơn, phải
hoàn thiện hơn. Ở những thời điểm đặc
biệt trong chu trình sản xuất một dự án,
chúng tôi thường ngồi lại bên nhau, và
thấy, trên mọi bước đường của hành
trình, chúng tôi có nhau, vinh quang cùng
hưởng, thất bại cùng chia. Và hơn cả,
đó là VFC, mái nhà chung của chúng tôi,
nơi biến chúng tôi thành anh em, thành
gia đình, nơi khiến chúng tôi đồng lòng,
cùng nhau hướng đến mục tiêu xây dựng
những bộ phim tốt nhất.
THỤC MIÊN
(Ghi)
Biên kịch Nguyễn Thủy - Trung tâm sản xuất phim truyền hình
NHỮNG DỰ ÁN MANG TÍNH “BƯỚC NGOẶT”
Biên kịch Nguyễn Thủy tại Okinawa
5h sáng Mùng 1 Tết, chúng tôi đã có
mặt tại hội trường để chuẩn bị thiết bị,
máy móc cho đúng 7h sáng kết nối với
trường quay tại Hà Nội. Nhưng dù làm đủ
mọi cách mà tín hiệu không thể kết nối
với trường quay. Chúng tôi tìm phương
án 2 là sẽ kết nối qua điện thoại di động
với trường quay. Đảo kịch bản cho các
phần khác lên trước, để có thời gian tìm
cách xử lí. 7h20 phút, đã quá thời gian
5 phút theo kịch bản, chúng tôi chuyển
máy quay, bộ Stream box ra ngoài cửa
hội trường, dùng máy quay zoom vào
phía trong hội trường… 7h30 phút, có
tiếng reo vui mừng từ đầu trường quay ở
Hà Nội: “Nhìn thấy tín hiệu của đồn biên
phòng Rơ Long rồi. Vậy là kịch bản kết
nối giữa điểm cầu đồn biên phòng
Rơ Long với trường quay
Cà phê
sáng
bắt đầu lên sóng. Sau khi
kết thúc chương trình, nghe câu
của trường quay báo “trả sóng”,
chúng tôi đều thở phào nhẹ
nhõm. Cho dù chưa hài lòng về
chất lượng hình ảnh chuyển về
Hà Nội nhưng chúng tôi đều
cảm nhận được sự ấm áp,
hạnh phúc trong ánh mắt của
Thượng úy Hoàng Phúc Nam
và các cán bộ, chiến sĩ trong
đồn biên phòng Rơ Long.
Lúc này, tìm hiểu nguyên
nhân do đâu mà không kết nối được với
Hà Nội. Một lí do đơn giản,
chỉ vì sương mù
đã làm nhiễu sóng,
cho đến khi có ánh
nắng làm tan sương
thì tín hiệu rất tốt...
Có lẽ, đây là cái Tết
đáng nhớ nhất đối với
bản thân tôi. Cảm ơn
các anh, những người
lính mang quân hàm
xanh luôn chịu thiệt thòi
về bản thân, để mang lại
bình yên cho cuộc sống!
LÊ HOA (
Ghi
)
BTV Hoàng Hải (trái)
tại đồn biên phòng Rơ Long
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM