Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

K

hi mới bước chân vào Ban Khoa

giáo - Đài THVN với tư cách là

một biên tập viên tiếng Trung, tôi

chưa bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ trở

thành một đạo diễn phim tài liệu khoa học,

lại càng không nghĩ đến việc mình sẽ sản

xuất những bộ phim về thế giới tự nhiên

tươi đẹp của Việt Nam.

Nhớ lại lần ra Côn Đảo làm phim về

loài rùa xanh năm 2003, trong tôi vẫn còn

cảm giác lo lắng, hồi hộp và chờ đợi khắc

khoải. Tuần đầu tiên trôi qua trong sự mòn

mỏi đến bực dọc, bởi căn cứ vào lịch theo

dõi rùa mẹ lên đẻ thì đáng ra phải có 5 con

lên bãi đẻ rồi (loài rùa biển có tập quán

sinh trưởng là nếu ra đời tại địa điểm nào

thì dù cho suốt cuộc đời, quãng đường

di chuyển dài nửa vòng Trái đất thì đến

khi sinh nở, nó sẽ quay lại chính nơi mình

sinh ra để tiếp tục bản năng cao cả của

nòi giống ấy).

Đến sáng ngày thứ 6, chú Tư - một

nhân viên kiểm lâm phát hiện ra vết chân

rùa lên đẻ hôm trước để lại trên mặt cát

chỉ cách chỗ chúng tôi nằm chờ hơn

20m. Thật không thể tả nổi nỗi thất vọng

của mình lúc ấy, bởi đã một tuần trôi qua,

những gì chúng tôi ghi lại được chỉ là bối

cảnh sinh sống của loài rùa. Có lẽ tại mấy

ngày trời anh em thức khuya nên mệt mỏi

và đã ngủ thiếp đi đúng vào thời khắc quý

báu ấy diễn ra. Bài học đầu tiên cho việc

thực hiện thể loại phim này chính là lòng

kiên nhẫn và cả tính lì lợm nữa, bởi nếu

lúc ấy mà bỏ cuộc coi như chúng tôi đã

thất bại ngay từ bước đi đầu tiên. Để tránh

diễn ra câu chuyện đáng tiếc đó, tôi cùng

Tuấn và hai nhân viên kiểm lâm thay phiên

nhau trực từng ca.

Ba giờ sáng ngày thứ 8, khi tôi và

Tuấn còn đang gà gật trên võng thì nghe

tiếng:

Nó lên rồi bây ơi!

Hai anh em xách

máy lao ra bờ biển mà chả biết là hướng

nào nữa, đến khi nhìn thấy một khối đen

lù lù nhích từng bước trước mặt mình, tôi

mới tin vào sự thật. Theo hướng dẫn của

Trương Công Nam, một trong hai kiểm

lâm trên hòn, chúng tôi lùi ra xa tránh đánh

động khiến con rùa mẹ kinh sợ sẽ lao

xuống nước. Ngược lại với thân hình đồ

sộ lên đến 300kg, con rùa nhẹ nhàng và

khéo léo dùng hai chi sau hình mái chèo

đào hố để đẻ trứng, lúc ấy chúng tôi mới

được tiếp cận và soi đèn pin để ghi hình.

Những quả trứng tròn như trái bóng bàn

rơi lặng lẽ xuống hố đẻ, con rùa mẹ đẻ

xong thì lấy hai chi sau lấp hố lại. Đúng lúc

này, một cơn mưa rào đột ngột đổ xuống,

thật kì lạ, con rùa mẹ không bỏ đi như mọi

khi nữa mà nó nằm im, lấy thân mình che

không để những hạt mưa thấm xuống cát

làm ướt lô trứng mới. Tận mắt chứng kiến

cảnh tượng này, nhớ lại số rùa con sống

sót sau khi sinh, giá trị của sự sống đã dạy

cho tôi thêm một bài học về sự kiên trì, dạy

cho tôi biết trân trọng những gì mà trước

đó, tôi chỉ biết qua sách vở hay những

khẩu hiệu sáo rỗng.

Sáu giờ sáng, cơn mưa tạnh hẳn, con

rùa mẹ bắt đầu rời khỏi ổ trứng. Tuấn trùm

tấm nilon đứng ôm máy lớn để ghi hình

cảnh rùa mẹ đi xuống biển, tôi nằm sẵn

dưới nước đón cảnh rùa mẹ đi vào hình.

Tôi mở rộng khuôn hình hết cỡ, đặt máy

một góc 45 0 với đáy biển, ánh sáng mặt

trời chiếu xuống làm nổi bật đáy cát trong,

toàn bộ hình ảnh rùa mẹ di chuyển trên

bờ cát và bơi dưới biển được Tuấn và tôi

ghi lại trọn vẹn và tốt nhất với khả năng

cho phép.

Những ngày sau đó, như đền bù cho

sự kiên trì của chúng tôi, lũ rùa mẹ lũ

lượt lên đẻ, rồi cả những con rùa cỡ một

tuổi, một tuổi rưỡi cũng lần lượt đi vào

khuôn hình máy quay như đi vào lịch sử

của một thể loại phim khoa học tươi mới

trên sóng VTV.

(Trích

Sống với nghề truyền hình

-

NXB Lao Động 2010)

NSND, Đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm - Trung tâm Phim tài liệu & phóng sự

TRẮNG ĐÊM CANH RÙA ĐẺ

ĐD Hoàng Lâm trong một chuyến tác nghiệp

đã có mặt tại Huế. Tham dự liên hoan còn

có một số ca sĩ, diễn viên đoàn ca nhạc

Đài Tiếng nói Việt Nam do đồng chí Phan

Phúc dẫn đầu.

Các đoàn đã mang đến dự thi sản phẩm

gồm nhiều thể loại như: phóng sự, bông hoa

nhỏ, chuyên đề, khoa giáo, ca nhạc, sân

khấu... Tiếp đến là những buổi tham quan

thú vị các quần thể lăng tẩm triều Nguyễn,

một số cơ sở hợp tác xã nông nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Trước khi chia tay, xúc động trước tấm

lòng và ân tình của Huế, chị Đỗ Thanh

Bình, nguyên Trưởng phòng biên tập Văn

nghệ của Đài TH Quy Nhơn đã trình bày

bài thơ

Huế, tình yêu của tôi

chị vừa sáng

tác. Ít lâu sau, bài thơ được chị Trương

Tuyết Mai phổ nhạc và trở thành bài hát

được nhiều người yêu thích. Giờ đây, mỗi

khi nghe âm thanh mở đầu bài hát ấy: “Đã

đôi lần đến với Huế mộng mơ...” kí ức tôi

lại trở về với nhiều kỉ niệm, với sự thành

công của một Liên hoan Truyền hình toàn

quốc đầu tiên tại thành phố bên bờ sông

Hương tuyệt đẹp quê mình.

(Trích

Sống với nghề truyền hình

-

NXB Lao động 2010)

NĂM

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM