Previous Page  62 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 62 / 92 Next Page
Page Background

62

NĂM

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Nhà báo Lê Như Tâm - Nguyên Phó Giám đốc Đài TH Huế

NHỚ LIÊN HOAN TRUYỀN HÌNH TOÀN QUỐC ĐẦU TIÊN

C

uối năm 1981, đồng chí Lê Quý,

nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban

Phát thanh và Truyền hình Việt

Nam, kiêm Tổng biên tập Đài Truyền hình

Trung ương chủ trương tổ chức Liên hoan

Truyền hình toàn quốc, với mong muốn

qua liên hoan này, những đại biểu làm

truyền hình trong cả nước sẽ có dịp gặp

gỡ, giao lưu và trao đổi chương trình,

nâng cao trình độ nghiệp vụ, chọn lọc tác

phẩm nhằm phục vụ phát sóng vào dịp Tết

Nguyên đán. Đài TH Huế (sau này là

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế )

được đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đúng thời gian quy định, đại biểu của

các đài trong cả nước (gồm: Đài Truyền

hình Trung ương, Đài TP Hồ Chí Minh,

Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Đà Nẵng)

VỚI NHỮNG NGƯỜI LÀM TRUYỀN HÌNH, NHỮNG CHUYẾN TÁC NGHIỆP, KỈ NIỆM LÀM NGHỀ LÀ MỘT

KHO BÁU TINH THẦN, LUÔN ĐƯỢC CẤT GIỮ CẨN THẬN TRONG KÍ ỨC. TRONG ĐÓ, CÓ NHỮNG

CHUYẾN ĐI, CÓ NHỮNG KỈ NIỆM THỰC SỰ KHIẾN HỌ KHÔNG THỂ NÀO QUÊN...

“KHO BÁU”

của người làm nghề

N

ăm 2005, đoàn làm phim chúng

tôi cùng hai chị cựu chiến binh

– hai nhân chứng- đi bộ mấy

cây số dưới cái nắng tháng 7 nắng như

đổ lửa ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng

Bình, sâu trong rừng Trường Sơn. Thời

chiến tranh, bom giặc rơi trúng khu lán

trại của Trạm cơ vụ A69 - bộ đội thông

tin, 13 người hi sinh, trong đó có mười

nữ chiến sĩ tuổi mười tám, đôi mươi…

Qua năm tháng, hố bom đã được lấp

đầy, bối cảnh còn lại chỉ là cái hang đá

cao 150 mét, vách đá dốc ngược, gần

như thẳng đứng, bám đầy rêu. Mấy bạn

kĩ thuật, quay phim vừa bám vào vách

đá để leo, vừa vác máy quay phim và

thiết bị đi kèm, toàn nặng cỡ gần hai

chục cân. Leo lên, rồi lại leo xuống, hỗ

trợ từng nhân chứng lên, xuống hang.

Chúng tôi đã liên hệ với bộ đội thông

tin trước khi làm phim này. Khi trời mưa

tầm tã, chúng tôi lo điên cả đầu. Làm sao

đây, khi đã nhờ địa phương tìm giúp 10

cô gái trẻ cho phân đoạn sương khói thực

hư ở Nghĩa trang Liệt sĩ của huyện? Đâu

phải ai cũng sẵn sàng bỏ việc để giúp

chúng tôi. 9 giờ sáng vẫn mưa. Đoàn

quyết định vẫn đến nghĩa trang. Hai chị

nhân chứng bảo tôi: “Các chị khấn và em

cũng khấn đi, mong sao cho mưa tạnh”.

Mưa Trường Sơn đâu phải chuyện đùa!

Lạ thế, khi xe chở hai chục con người

dừng lại trước Nghĩa trang Liệt sĩ, mưa

chỉ còn lất phất. Tôi mừng ứa nước mắt,

thầm cảm ơn Trời và cảm ơn Mười Cô.

Cảnh tái hiện linh hồn các cô hiện về bên

đồng đội đã thành công. Và chính sự giao

cảm giữa các cựu chiến binh với những

người đã ngã xuống khiến chúng tôi vô

cùng xúc động, tạo cảm hứng khó tả khi

ghi hình, dựng phim và viết lời bình.

BTV Quỳnh Anh - Nguyên Phó Trưởng ban Truyền hình tiếng dân tộc

KỈ NIỆM Ở HANG MƯỜI CÔ

BTV Quỳnh Anh trong chuyến tác nghiệp