12
các giải thể thao lớn cho khán giả Việt Nam,
đồng thời duy trì phát sóng 17 bản tin thể
thao hàng ngày trên 7 kênh quảng bá. Mặc
dù gặp khó khăn trong việc mua bản quyền
do giá bán bản quyền ngày càng cao, Đài
đã nỗ lực đàm phán, đầu tư và tổ chức sản
xuất để mang đến các giải thể thao lớn cho
khán giả Việt Nam như:
World Cup 2018,
Vòng chung kết U23 châu Á 2018, AFF
Suzuki Cup 2018, Giải bóng đá Vô địch
châu Á - ASEAN Cup 2019,
Vòng loại
World
Cup 2022...
Đ
ài Truyền hình Việt Nam luôn không
ngừng đầu tư cho hạ tầng kĩ thuật
hiện đại và chuyên nghiệp. Từ năm
2010, Đài đã có 10 studio từ 54m 2 đến
650m 2 , một trường quay ảo 3D, một phòng
tin số cho phép 20 phóng viên tác nghiệp
đồng thời và phát sóng trực tiếp trên server
2 kênh, nhiều xe truyền hình lưu động, đã
số hóa tới 40% hệ thống thiết bị, sau năm
2010 đã số hóa toàn bộ. Thiết lập hạ tầng,
hoàn thiện quy trình sản xuất, duyệt chương
trình, truyền file, nộp file và đẩy file lên hệ
thống phát sóng đều thực hiện thống nhất
trên môi trường mạng.
Giai đoạn 2011- 2020 đánh dấu thay đổi
cơ bản Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại
Giảng Võ với tòa nhà 28 tầng đưa vào sử
dụng từ năm 2017 với 26 trường quay, 49
phòng dựng, 24 phòng thu âm, lồng tiếng
cùng cơ sở hạ tầng, phòng làm việc hiện
đại. Trong khi đó, một số trung tâm khác
cũng lần lượt hoàn thành giúp năng lực
sản xuất, phát sóng của Đài tăng lên đáng
kể. Trong các năm 2015 - 2020 Đài đã đã
hoàn thành chuyển đổi công nghệ theo tiêu
chuẩn HDTV và từng bước chuyển đổi lên
tiêu chuẩn 4K. Hệ thống sản xuất chương
trình được bổ sung và hoàn thiện theo
hướng hiện đại hóa với quy trình sản xuât
dựa trên nền tảng IP; đến nay Đài đã hoàn
thành nâng cấp toàn bộ hệ thống tiền kỳ
theo tiêu chuẩn HDTV (từ năm 2016) và 4K
để chuẩn bị cho việc chuyển đổi lên công
nghệ 4K UHDTV.
Đón trước xu thế tiến bộ của khoa học
kĩ thuật, Đài đã đầu tư hạ tầng đưa chương
trình quốc gia phát số trên toàn quốc, thực
hiện đề án phủ sóng biển đảo với các máy
phát sóng số. Nhờ kết hợp tốt giữa nền
tảng truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp
truyền thống, truyền hình trực tuyến trên
Internet thông qua các ứng dụng và trên
mạng xã hội, giúp các chương trình của đài
xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn.
Đài cũng đã thực hiện hệ thống truyền hình
trực tuyến trên Internet mang thương hiệu
VTVGo, đến nay VTVGo đã hình thành như
một nền tảng phát sóng mới, song song với
nền tảng phát sóng truyền thống. VTVGo đã
phủ sóng và đáp ứng nhu cầu xem của khán
giả trên tất cả các thiết bị giải trí cá nhân và
từng bước thay thế để truyền dẫn kênhVTV4
ra nước ngoài thay cho phương thức truyền
dẫn vệ tinh. Thực tế, từ năm 2018, VTV4 đã
dừng phát qua vệ tinh, người Việt trên toàn
cầu đều xem được VTV4 trên Internet qua
VTVGo. Hiện nay, VTVGo đã được cài đặt
sử dụng tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Với định hướng đưa Truyền hình Việt Nam
trở thành tập đoàn truyền thông đa phương
tiện, từ năm 2018, Đài đã dừng việc phát
sóng tương tự analog trên cả nước, hoàn
thành số hóa truyền dẫn phát sóng. Trên
nền tảng số, đã ra đời các ứng dụng khác
như VTV Giải trí, VTV- Sport... Đồng thời,
Đài đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp
kĩ thuật, thực hiện lộ trình chuyển đổi công
nghệ IP và sản xuất phát sóng kênh truyền
hình 4K, đầu tư hạ tầng kĩ thuật, công nghệ
và thiết bị cho các trường quay mới, thiết bị
sản xuất chương trình công nghệ 4K...
V
ới mục tiêu tham gia vào thị trường
quốc tế, Đài Truyền hình Việt Nam
đã đẩy mạnh hợp tác sản xuất phim
tài liệu, phim truyện, trao đổi chương trình
Nửa thế kỉ...
(Tiếp theo trang 11)
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, TGĐ Đài THVN Trần Bình Minh chúc mừng
các đồng chí Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ Đài THVN nhiệm kì 2020-2025
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM