8
nhất là cán bộ quản lí. Bởi vậy, Đài Tiếng
nói Việt Nam phải thực hiện ngay một
cuộc điều chuyển lớn cán bộ từ phát thanh
và nhiều sinh viên từ các trường đại học
bổ sung cho Ban Biên tập Vô tuyến truyền
hình. Ban Biên tập Vô tuyến truyền hình
tiếp tục làm chương trình truyền hình thử
nghiệm với chất lượng cao hơn trước.
S
ự phát triển của truyền hình luôn
luôn song hành với sự phát triển
kinh tế, xã hội và khoa học kĩ thuật
của đất nước. Không dơn thuần chỉ là báo
chí, truyền hình còn là kinh tế và kĩ thuật.
Từ khi truyền hình ra đời, Nhà nước ta
đã chắt chiu đầu tư cho truyền hình phát
triển năm sau cao hơn năm trước. Ngay
từ năm 1971, Chính phủ đã cấp ngoại tệ
cho truyền hình mua sắm xe truyền hình
lưu động và các thiết bị cơ bản. Trung tâm
truyền hình ở Giảng Võ đã được nhà nước
cấp đất, năm 1973, trung tâm được khởi
công xây dựng do cán bộ đài tự thiết kế và
thực hiện, thiết bị trong trung tâm do các
nước bạn cung cấp, chủ yếu là thiết bị đã
qua sử dụng, không đồng bộ, một số đã
lạc hậu so với trình độ khoa học, kĩ thuật
của thế giới lúc đó. Nhưng với ta, đó là vốn
quý, đã được sử dụng một cách sáng tạo.
Từ đầu năm 1976, các bộ phận của Ban
Vô tuyến truyền hình lần lượt chuyển từ
58 Quán Sứ về Trung tâm Giảng Võ, đến
ngày 16/6/1976 thì hoàn tất và chính thức
phát sóng từ Giảng Võ.
Ngày 18/6/1977, Hội đồng
Bộ trưởng ra Nghị định
164 - CP thành lập Ủy ban
Phát thanh và Truyền hình
Việt Nam, đồng thời quyết
định tách Ban biên tập Vô
tuyến truyền hình ra khỏi
Đài Tiếng nói Việt Nam,
trở thành Đài Truyền hình
Trung ương. Đứa con tách
khỏi mẹ ra ở riêng, trở thành một
thực thể độc lập, mở ra một thời kì mới
để phát triển. Từ ngày 5/7/1976, chấm dứt
phát thử nghiệm, chuyển sang phát chính
thức hàng ngày. Do phát sóng hàng ngày,
diện phủ sóng đã mở rộng, chất lượng
nội dung chương trình được nâng cao rõ
rệt, thông tin nhanh, nhiều vấn đề kinh tế,
xã hội được phản ánh qua các phóng sự,
phóng sự điều tra, truyền hình ngày càng
hấp dẫn và có uy tín trong xã hội.
Xác định truyền hình là báo điện tử
tổng hợp, Đài Truyền hình Trung ương
chú trọng đảm bảo hài hòa giữa tuyên
truyền thời sự, chính trị với việc đáp ứng
nhu cầu nâng cao nhận thức, giáo dục
khoa học, kĩ thuật và văn hóa, giải trí. Lần
đầu tiên người dân được thưởng thức các
chương trình sân khấu, ca nhạc, phim
truyện trên màn ảnh nhỏ mà không phải
đến nhà hát. Tháng 8/1978, Hội nghị kĩ
thuật truyền hình toàn quốc họp tại thành
phố Hồ Chí Minh đã nhất trí thống nhất
hệ kĩ thuật truyền hình trong toàn quốc
theo hệ OIRT System D/K. Trên cơ sở
thống nhất hệ kĩ thuật, tháng 12/1981, Đài
Truyền hình Trung ương đã chủ động mời
các đài truyền hình trong cả nước họp tại
Huế bàn về trao đổi chương trình giữa các
đài với nhau, đó chính là Liên hoan Truyền
hình toàn quốc lần thứ nhất, sau này hàng
năm đều được tổ chức vào dịp cuối năm.
Trên cơ sở có các thiết bị mới, từ ngày
3/9/1978, Đài Truyền hình Trung ương
phát thử nghiệm truyền hình màu theo hệ
SECAM-3b, từ ngày 1/7/1986, hoàn toàn
phát màu các chương trình hàng ngày. Đài
Truyền hình Trung ương đã xác định vị trí
của một báo điện tử phổ cập và có hiệu
quả cao.
Những năm sau thống nhất đất nước,
do hậu quả chến tranh, lại bị cấm vận, kinh
tế khó khăn, Đài Truyền hình Trung ương
từng bước vượt khó, đổi mới nội dung,
tăng thời lượng phát sóng, mở rộng vùng
phủ sóng, vai trò của đài được nâng cao.
Nghị định 72/HĐBT ra ngày 3/4/1987 quyết
định giải thể Ủy ban Phát thanh và Truyền
hình Việt Nam, chuyển Đài Truyền hình
Trung ương trực thuộc Chính phủ, mang
tên Đài Truyền hình Việt Nam và được xác
định là Đài Truyền hình quốc gia.
S
au khi trở thành đài quốc gia,
Truyền hình Việt Nam phát triển
với tốc độ nhanh và vững chắc.
Từ ngày 1/1/1990, sau khi VTV2 tách
kênh phát song song với VTV1 vào buổi
tối, đồng thời phát thử nghiệm VTV3 vào
buổi chiều thì Đài Truyền hình Việt Nam
đã trở thành một cơ quan báo chí có sức
lan tỏa không tờ báo nào sánh được. Số
giờ phát sóng mỗi ngày tăng lên từ 3 giờ
30 phút lên 4 giờ một ngày cho mỗi kênh.
Màn ảnh truyền hình trung ương đã vươn
xa, phản ánh toàn diện mọi hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất
nước. Nhiều phim nước ngoài trở thành
món ăn tinh thần của người dân. Các đơn
vị trong đài cũng bắt đầu làm phim truyện
một tập và ít tập, nhiều kịch bản sân khấu,
Nửa thế kỉ...
(Tiếp theo trang 7)
PTV Kim Tiến
Xe truyền hình lưu động đầu tiên
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM