9
chương trình ca nhạc được dàn dựng và
phát sóng. Vai trò của truyền hình trung
ương được nâng cao, trở thành một cơ
quan ngôn luận tin cậy của Đảng và Nhà
nước, một địa chỉ giải trí và bồi dưỡng kiến
thức thân thuộc của nhiều tầng lớp nhân
dân. Thực tế đó đã kích thích người dân
mua máy thu hình. Đến giữa năm 1994,
số máy thu hình trong cả nước đã đạt tới
5 triệu máy, đa số là máy màu. Chính vì
vây, Nghị định 52/CP do Thủ tướng Võ
Văn Kiệt ký ngày 16/8/1993 một lần nữa
khẳng định: “Đài Truyền hình Việt Nam là
đài quốc gia, là cơ quan trực thuộc Chính
phủ, có chức năng thông tin, tuyên truyền
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, quản lí thống nhất kĩ thuật truyền
hình trong cả nước”.
Bài học kinh nghiệm sâu sắc của
những người làm truyền hình Việt Nam
là vượt qua những nếp nghĩ cũ mòn, dám
làm những điều tưởng như không thể.
Những năm 70 của thế kỉ trước, họ đã làm
nên một đài truyền hình theo kiểu con nhà
nghèo. Đất nước đổi mới là nền tảng rất
vững chắc cho truyền hình phát triển. Năm
1995, Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam, quan hệ
bình thường với Việt Nam kéo theo nhiều
nước xác lập lại quan hệ ngoại giao, Việt
Nam gia nhập ASEAN, kinh tế từng bước
phục hồi, xuất khẩu gạo tăng nhanh, thu
hút một lượng không nhỏ vốn ngoại tệ để
phát triển.
Nắm bắt thời cơ, Chính phủ đã có
quyết định cho phép Đài Truyền hình Việt
Nam được để lại toàn bộ nguồn thu từ dịch
vụ quảng cáo để đầu tư phát triển. Ngày
13/71995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến Đài
Truyền hình Việt Nam duyệt “Quy hoạch
tổng thể phát triển Truyền hình Việt Nam
giai đoạn 1995 - 2000 và những năm sau”.
Ngay trong năm 1995, Đài đã triển khai
thực hiện quy hoạch qua một số dự án,
đến năm 2000, cả nước đã hình thành một
hệ thống các trạm phát lại quốc gia khắp
cả nước.
Việc triển khai thực hiện quy hoạch
phát triển Truyền hình Việt Nam giai
đoạn 2001 đến 2010 giúp Đài có những
bước đột phá. Quyết định số 87/TTg ngày
16/2001 cho phép Đài thực hiện cơ chế
khoán thu khoán chi cho các hoạt động
của Đài nhằm tạo ra động lực mới cho
phát triển. Với Nghị định 18/2008/NĐ-CP,
Đài Truyền hình Việt Nam được thực hiện
cơ chế tự chủ tài chính, hạch toán kinh
doanh như đối với doanh nghiệp. Đó là
một cơ hội lớn để Đài động viên mọi nguồn
lực, tạo động lực cho người lao động làm
việc có hiệu quả cao hơn trước nhưng
cũng đặt Đài trước những thách thức lớn
để tồn tại và tiếp tục phát triển, trong đó có
sự cạnh tranh gay gắt với các đài và các
phương tiện truyền thông khác trong nước
cũng như nước ngoài. Đến năm 2010, Đài
đã phủ sóng mặt đất hơn 90% lãnh thổ
với hơn 17 triệu hộ dân có thể xem được
truyền hình quốc gia, truyền hình vệ tinh
phủ sóng 100% lãnh thổ. VTV4 phủ sóng
hầu hết các khu vực trên thế giới có đông
người Việt. Các kênh quảng bá và truyền
hình trả tiền đều tăng thời lượng phát sóng
dành cho các đối tượng chuyên biệt.
Đ
ể vững bước đi vào thiên niên
kỉ mới, Truyền hình Việt Nam đã
sớm sắp xếp lại tổ chức và cải
tiến lề lối làm việc ở tất cả các lĩnh vực,
nghề nghiệp của Đài. Nghị định 18/2008-
CP quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ
cấu tổ chức của Đài trên cơ sở kiện toàn
tổ chức, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ
của các đơn vị trực thuộc. Đây là những
việc cần làm ngay, tuy không ít khó khăn
do còn sức ỳ của phong cách làm việc cũ,
nhưng lãnh đạo Đài quyết tâm thực hiện
bởi muốn vươn lên mạnh mẽ trên làn sóng
thì trước hết phải thay đổi mình. Đài đã
khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lí và
đánh giá lao động, chặt chẽ và khoa học,
tạo cơ sở pháp lí để cải tiến cách trả lương
dựa trên hiệu quả lao động, không cào
bằng. Các đơn vị trong Đài cũng quy định
và thực hiện bộ chỉ tiêu riêng, nhằm đánh
giá mức độ đóng góp, hiệu quả công việc
của từng vị trí. Từ đó từng bước, đặc biệt
là từ năm 2013, Đài đã triệt để thực hiện
việc phân cấp về quản lí công chức, viên
chức và người lao động, giao quyền tự
chủ cho các đơn vị về lao động tiền lương.
Với mục tiêu xây dựng một Đài Truyền
hình quốc gia hiện đại, chuyên nghiệp,
Đài Truyền hình Việt Nam xác định việc
cải cách thủ tục hành chính nội bộ là công
(Xem tiếp trang 10)
NGUYỄN KIM TRẠCH
Phóng viên THVN tác nghiệp tại đảo Sinh Tồn - quần đảo
Trường Sa năm 1988
LHTHTQ lần thứ 34 tại thành phố Huế năm 2014
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM