7
hình thì phải phát sóng để mọi người dân
được xem.
Trong khi đó, Bộ Biên tập Đài Tiếng
nói Việt Nam, trước hết là Tổng Biên tập
Trần Lâm, đã có ý tưởng làm truyền hình
từ rất sớm. Trong khi đó, từ năm 1965, Mỹ
đưa quân ồ ạt vào miền Nam kèm theo
hệ thống phát sóng truyền hình để phục
vụ đội quân ấy. Qua năm sau, 1966, toàn
miền Nam đã phủ sóng truyền hình phục
vụ cả quân đội và người dân bình thường.
Lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam nhận
thức ngay được một đòi hỏi cấp bách: Phải
phát sóng truyền hình, vừa đáp ứng nhu
cầu của nhân dân miền Bắc, vừa đào tạo
cán bộ sẵn sàng tiếp quản hệ thống truyền
hình khi miền Nam giải phóng. Do nhu cầu
cấp bách, lại có đủ tự tin, lãnh đạo Đài
Tiếng nói Việt Nam đã âm thầm từng bước
chuẩn bị cho việc xây dựng đài truyền
hình mặc dù về mặt chính thức, chính phủ
đã giao việc này cho Tổng cục Thông tin.
Với nhận thức con người là quan trọng
và trước nhất, Đài Tiếng nói Việt Nam đã
cử 16 cán bộ sang học truyền hình ở Cu
Ba, từ trước khi thành lập Xưởng phim Vô
tuyến truyền hình, sau đó tiếp tục cử nhiều
đoàn cán bộ thuộc nhiều ngành nghề khác
nhau đi học và thực tập làm truyền hình
ở các nước Đông Âu và Liên Xô. Trong
nước thì huy động các cán bộ kĩ thuật
tận dụng linh kiện điện tử có sẵn trong
kho và mua ngoài để cải tiến thiết bị phát
thanh thành thiết bị truyền hình. Buổi phát
sóng thử nghiệm đầu tiên đã được thực
hiện suôn sẻ đêm 7/9/1970 và 5 đêm tiếp
theo chứng minh Đài Tiếng nói Việt Nam
có khả năng làm được truyền hình. Việc
phát sóng thử nghiệm tiếp tục từ đêm 30
Tết Tân Hợi tức 27/1/197, tạo không khí
phấn chấn trong nhân dân và được các
cơ quan chức năng của Chính phủ công
nhận. Ngày 18/5/1971, Thủ tướng Phạm
Văn Đồng ký Nghị định 91/CP ghi rõ:
“Thành lập Ban Vô tuyến truyền hình trực
thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam”, chính danh
hóa Ban Vô tuyến truyền hình đã được đài
thành lập trước đó nhằm tập hợp đội ngũ
cán bộ phục vụ việc phát sóng thử nghiệm.
Như vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã chính
thức được giao nhiệm vụ làm truyền hình,
được Nhà nước đầu tư kinh phí, được cấp
đất để xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật.
Ra đời trong chiến tranh, điều kiện
thiếu thốn nhưng Vô tuyến truyền hình
Việt Nam đã duy trì phát sóng thử nghiệm
với thời lượng tăng dần, trừ thời gian Mỹ
ném bom Hà Nội, thiết bị phải mang đi sơ
tán, việc phát sóng bị gián đoạn, từ tháng
1/1973, việc phát sóng lại tiếp tục. Với cột
ăng-ten cao 50 mét tự xây lắp ở 58 Quán
Sứ, truyền hình phủ sóng bán kính 60 km,
số người xem được truyền hình ngày càng
tăng. Trong những năm chiến tranh, phóng
viên truyền hình đã đi vào các mặt trận
nóng bỏng khắp đất nước, thực hiện nhiều
bản tin chiến sự kịp thời, sản xuất một số
phim tài liệu bằng phim nhựa 16 li, có một
số phim đạt giải thưởng quốc tế uy tín. Đầu
năm 1975, các đoàn quay phim và cán bộ
kĩ thuật truyền hình đã tiến theo bước chân
quân giải phóng, phản ánh kịp thời các
mũi tiến công của quân giải phóng và cuộc
sống mới của nhân dân miền Nam. Đặc
biệt các cơ sở phát sóng truyền hình của
chế độ cũ đã được đội ngũ cán bộ truyền
hình từ Hà Nội vào tiếp quản toàn bộ và
lần lượt khôi phục, đưa vào phát sóng trở
lại. Sóng truyền hình không bị gián đoạn
sau ngày giải phóng. Có thể nói, những
người gắn bó với sự nghiệp truyền hình
Việt Nam từ thuở ban đầu đã nắm được
thời cơ, hơn nữa, thời cơ đó do chính họ
tạo ra. Nhờ tư duy chủ động, không chờ
đợi được giao việc bằng văn bản, chờ đợi
được đầu tư, mà biết vận dụng nội lực
để vào năm 1975, ngành truyền hình Việt
Nam đã có đủ cán bộ kĩ thuật và đội ngũ
phóng viên, biên tập giàu kinh nhiệm, có
khả năng thực hiện việc quản lí thống nhất
truyền hình trong cả nước. Đến cuối năm
1975, sau các đợt điều động cán bộ cho
miền Nam, tổng số gần 100 người, đều là
những cán bộ có kinh nghiệm trong nghề
truyền hình, Ban Biên tập Vô tuyến truyền
hình chỉ còn một lực lượng khá mỏng, các
bộ phận đều thiếu cán bộ nghiêm trọng,
TBT Trần Lâm phát biểu trong buổi phát sóng đầu tiên
Chương trình Thời sự phát sóng đầu tiên ngày 7/9/1970
(Xem tiếp trang 8)
NGUYỄN KIM TRẠCH
NĂM
ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM