48
VTV
Phía sau
Màn hình
Văn minh vật chất là một khái
niệm rất rộng, không dễ hình dung, là
người chịu trách nhiệm sản xuất, chị có
thể giới thiệu thêm về tác phẩm?
Mỗi dân tộc có một quá trình phát
triển xuất phát từ những đặc điểm lịch
sử, địa lí, kinh tế, phong tục, tập quán…
Với 8 tập PTL
Văn minh vật chất của
người Việt,
chúng tôi muốn khái quát
một phần nào đó lịch sử, văn hóa của
người Việt thông qua quá trình sáng tạo
ra của cải vật chất. Quá trình này bao
gồm phương pháp thực hiện, cách thức
sử dụng cũng từ đó mà nảy sinh ra những
phong tục, tập quán, lối sống… Tất cả
điều đó minh chứng rằng, một đất nước
có lịch sử lâu dài với nhiều mức độ ắt có
những lớp văn minh vật chất phong phú.
Tiến sĩ Nguyễn Việt - GĐ Trung
tâm Tiền sử Đông Nam Á chỉ ra rằng,
sự tiến hóa của người nguyên thủy và
sự phát triển công cụ không phải là
điều ngẫu nhiên. Chị có đồng tình với
quan điểm này...?
Đúng vậy! Với con người, công cụ
và đồ dùng thường nhật là sáng tạo bên
ngoài, nhưng trong quá trình làm phim,
chúng tôi nhận thấy rằng, thực ra không
có công cụ, đồ dùng nào không do con
người sinh ra. Cái ghế chính là hình ảnh
bộ xương con người trong tư thế vuông
góc, cái bát chính là đôi bàn tay chụm
lại. Cứ thế, thế giới đồ vật được phát
minh từ nhu cầu va chạm với tự nhiên và
từ những hình thức mô phỏng một cách
vô thức từ xu thế hành động của con
người. Có dân tộc nghĩ ra cái bánh xe, có
dân tộc phát minh ra đồ gốm, có dân tộc
tạo ra thuốc súng... Qua quá trình thông
thương, trao đổi hàng hóa, những phát
minh đó dần được sử dụng đại trà nhưng
luôn có những điều chỉnh cho phù hợp
với mỗi dân tộc.
Nhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm
Thượng, tác giả cuốn sách
Văn minh
vật chất của người Việt
đã khẳng định:
“Bàn tay sản sinh ra các công cụ cơ
bản, cộng theo bản năng vận động của
từng tộc người mà công cụ cũng khác
đi tùy theo từng tộc người”. Chị có thể
giải thích rõ hơn...?
Khi viết cuốn sách, tác giả đã nghiên
cứu rất kĩ về mối liên quan giữa bàn tay
và các công cụ, từ đó nhận ra rằng, bàn
tay gập vuông góc với cánh tay và dốc
xuống gợi ý cho ta cái cuốc. Bàn tay
ngửa ra đưa thẳng về phía trước, cho ta
cái xẻng. Bàn tay chém thẳng góc cho ta
con dao. Bàn tay sục thẳng xuống cho ta
cái mai. Bàn tay cong lại, cho ta cái liềm.
Bàn tay và cánh tay cong ôm lại cho ta
cái hái. Nắm tay lại chọc ra một ngón,
cho ta cái dùi đục. Bàn tay xục nghiêng
chính là lưỡi cày. Hai ngón tay đưa ra là
cái kéo...
Nói như vậy không có nghĩa là với
mỗi dân tộc, các công cụ này đều được
chế tạo và sử dụng giống nhau. Yếu tố
tác động đến sự khác biệt này bao gồm
tác động của lịch sử, địa lí, thói quen...
Ví dụ, cái cày là vật quan trọng bậc nhất
đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, ứng với mỗi tộc người, địa
lí mà cái cày có cấu tạo và hình dáng
khác nhau để phù hợp với thế đất vùng
đó. Trong phim, chúng tôi đã giới thiệu
với khán giả sự khác biệt về cấu tạo và
khám phá văn minh
vật chất của người việt
Những câu chuyện giản dị về thế giới đồ vật mà cha ông đã, đang sử dụng và
lưu truyền lại cho thế hệ mai sau đã đến với khán giả VTV qua 8 tập phim tài
liệu
Văn minh vật chất của người Việt.
Chia sẻ của đạo diễn Thanh Bình -
Trung tâm PTL&PS về bộ phim sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn về những kiến
thức được đề cập trong tác phẩm.
ĐD Thanh Bình (áo kẻ ca rô) trao đổi về cảnh quay