Previous Page  43 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 43 / 92 Next Page
Page Background

43

lồng tiếng. Năm 2007,

The Simpsons

đã được chuyển thể thành phim điện

ảnh. Các nhân vật trong phim cũng có

một ngôi sao trên đại lộ danh vọng ở

Hollywood. Nhiều năm qua, hầu hết

các nhân vật chính của

The Simpsons

đã xuất hiện trên bìa của nhiều cuốn

tạp chí nổi tiếng. Dana Walden và Gary

Newman - đồng Giám đốc điều hành

của hãng 21st Century Fox nhận định:

The Simpsons

là một trong những sản

phẩm sáng tạo nhất trong lịch sử văn

hóa thế giới”.

Có một sự thật không thể phủ nhận

là bộ phim hoạt hình dài nhất thế giới

này có sức ảnh hưởng nhất định đến

văn hóa nước Mỹ và thế giới. Trước hết

phải kể đến là việc một số câu khẩu ngữ

trong phim đã được chính thức đưa vào

từ điển tiếng Anh, điển hình là từ cảm

thán của nhân vật Homer “D’oh” (Cái

đập tay lên đầu khi làm điều gì đó ngớ

ngẩn). Năm 2001, cụm từ mang tính

biểu tượng này chính thức được đưa vào

cuốn từ điển tiếng Anh nổi tiếng của

Oxford. Năm 2003, tờ The Guardian

(Anh) lần đầu tiên đưa cụm từ xuất hiện

trong phim - “con khỉ đầu hàng ăn pho-

mát” vào ngôn từ báo chí trong một bài

báo nói về sự phản đối của nước Pháp

đối với cuộc xâm lược Iraq. Bên cạnh

đó, không thể không nhắc tới sự phổ

biến của từ “Meh” (cái nhún vai) nhờ

xuất hiện nhiều lần trong

The Simpsons.

Ngày nay,

The Simpsons

là một trong

những biểu tượng dễ nhận ra nhất đối

với người Mỹ. Mặc dù sản xuất dưới

hình thức hoạt hình nhưng để hiểu sâu

sắc các chi tiết hài hước trong chương

trình đòi hỏi người xem phải có kiến

thức đa dạng về khoa học, lịch sử,

văn học và triết học… Có thể nói,

The

Simpsons

là một trong những bộ phim

hài đầu tiên pha trộn giữa bác học và

bình dân một cách đại trà. Đây là điều

mà không phải bộ phim hoạt hình nào

cũng có thể làm được. Đó cũng chính

là lí do

The Simpsons

chinh phục được

cả trẻ em và người lớn. Thậm chí, bộ

phim còn được nhiều nhà nghiên cứu so

sánh với một số tư tưởng trong triết học.

Thành công của The

Simpsons

đã tạo

động lực để Fox và nhiều hãng truyền

hình thực hiện nhiều chương trình hoạt

hình dành cho người lớn khác như:

Family Guy

(Người đàn ông gia đình)

,

Futurama

(Bữa tiệc trò chơi)

, King of

the Hill

(Vua núi đồi),

South Park

(Công

viên phía Nam)…

Cựu Tổng thống Mỹ George H.W.

Bush từng coi The Simpsons

là một

điển hình của gia đình truyền thống tại

Mỹ. Vào năm 1992, trong suốt chiến

dịch tranh cử của mình, ông Bush từng

khuyên người dân Mỹ hãy cố gắng để có

một cuộc sống gia đình hạnh phúc giống

như nhà The Simpsons.

The Simpsons

còn được đánh giá là

sản phẩm văn hóa góp phần xóa bỏ định

kiến giới. Đến nay, bộ phim đã đề cập

đến khoảng 70 nhân vật đồng tính, đưa

ra nhiều tiếng nói bảo vệ cho quyền lợi

cho giới tính thứ ba, góp tiếng nói chung

để người đồng giới được Tòa án tối cao

quốc gia Mỹ thông qua điều luật hợp

pháp hóa hôn nhân đồng giới vào ngày

26/6 năm nay. Không chỉ có vậy, trong

khi vào thời điểm

The Simpsons

ra đời

và tồn tại trong suốt nhiều năm qua, các

series hoạt hình rất ngại đụng chạm đến

vấn đề tôn giáo thì bộ phim hoạt hình

này lại sử dụng chất liệu tôn giáo đến

95% nội dung, điều đó đã góp phần gắn

kết nước Mỹ đa sắc tộc, đa tôn giáo.

Trên lĩnh vực truyền hình,

The

Simpsons

có công lớn trong việc đem

lại sức mạnh và tên tuổi cho Fox vươn

lên trở thành hãng truyền hình hàng đầu

nước Mỹ và thế giới. Không phải ngẫu

nhiên mà người ta đặt bức tượng Bart

Simpson bên ngoài tòa nhà làm việc

của tập đoàn News Corp tại thành phố

New York. Hãng truyền thông Fox ra

đời năm 1985 và phải bốn năm sau đó,

The Simpsons

mới ra đời. Tuy nhiên,

trong mấy thập kỉ qua,

The Simpsons

đã trở thành một sản phẩm truyền hình

tiêu biểu của Fox, có công lớn trong

việc giúp Fox có mặt trên bản đồ phim

truyền hình thế giới.

Mới đây, bộ phim hoạt hình đình

đám còn được nhiều người nhắc đến

bởi khả năng tiên tri kì diệu khi dự đoán

tỉ phú Donald Trump sẽ trở thành chủ

nhân của Nhà Trắng từ nhiều năm trước.

Trong tập 17 phần 11 có tên

Bart to the

Future

(Bart đến tương lai) phát sóng

lần đầu tiên năm 2000, nhân vật Lisa đã

được bầu làm tổng thống Mỹ kế nhiệm

“Tổng thống Trump”.

Tác giả Dan Greaney thừa nhận rằng,

đó là ý tưởng châm biếm vô lí nhất mà

nhóm làm phim nghĩ ra khi đó, nhưng

không ngờ một phần của ý tưởng đã trở

thành sự thật. Năm 2015, một lần nữa,

ông Donald Trump lại xuất hiện trong

tập phim

Trumptastic Voyage

(Hành

trình mang tên Trump), với hình ảnh

nhân vật Trump đứng trong thang cuốn

với Homer Simpson, đằng sau là những

nhân vật quần chúng cầm biểu ngữ

“Paid” (Trả tiền) bên cạnh những khẩu

hiểu “Vote” (Bỏ phiếu). Khi đó, ông

Trump bị cáo buộc trả tiền thuê người

ủng hộ. Điều đáng nói là hình ảnh này

trùng khớp với cảnh ông Trump đi thang

cuốn cùng vợ Melania trong một chuyến

tranh cử của mình.

Diệp Chi

Tượng nhân vật Bart Simpson bên ngoài

trụ sở tập đoàn News Corp