50
VTV
Phía sau
Màn hình
Vì sao có sự thay đổi tên của bộ
phim từ
Thời chúng ta đang sống
sang
Chiều ngang qua phố cũ
, thưa đạo diễn?
Thật ra, việc đổi tên một kịch bản
phim hoặc một bộ phim là chuyện rất bình
thường. Về bộ phim này, chúng tôi muốn
một cái tên phim gợi một điều gì đó không
cụ thể và khó nói… Cái tên
Thời chúng ta
đang sống
quá cụ thể và có tính xác định
quá rõ ràng. Câu chuyện phim đề cập đến
thời chúng ta đang sống chứ không phải
là thời trước, nó rất khác, con người thời
trước suy nghĩ ra sao, liệu có hợp với thời
nay không. Và phải làm gì để giữ lại những
giá trị đích thực và chia tay với những điều
khiến họ tiếc nuối nhưng không còn phù
hợp trong đời sống hiện đại để đón nhận
những giá trị khác mới mẻ.
Kịch bản phim
Chiều ngang qua
phố cũ
được hình thành như thế nào?
Kịch bản do hai tác giả là Nguyễn
Hồng Trâm và Chu Hồng Vân viết. Ý
tưởng ban đầu là của chị Hồng Trâm, một
người gốc Hà Nội nên có nhiều “tâm tư”
với đời sống xã hội hiện nay và chị cũng
luôn lưu luyến những thứ thuộc về quá
khứ, thời của các chị ngày xưa… Do đó,
hai chị đã cùng nhau thực hiện viết kịch
bản này.
Đề tài về người Hà Nội xưa nay
không dễ có kịch bản hay và cũng khó
làm hay. Khi nhận kịch bản này, có điều
gì khiến anh lo lắng?
Lo lắng nhất là bối cảnh và đạo cụ -
những vấn đề khó khăn nhất trong việc
làm phim hiện nay. Trong kịch bản cũng
như tưởng tượng của tác giả, đó là những
căn nhà ở phố cổ, những con phố cổ chật
hẹp đông đúc, nhưng hiện nay những nơi
đó không thể sử dụng cho việc làm phim
truyền hình dài tập được.
Vậy căn nhà cổ - bối cảnh chính
dẫn đến nhiều câu chuyện trong phim -
cuối cùng đã được lựa chọn như
thế nào?
Chúng tôi phải xoay xở theo những gì
có trong khả năng của mình thôi. Căn nhà
cổ chúng tôi sử dụng làm bối cảnh chính
trong phim là một căn nhà ở Vạn Bảo (Ba
Đình, Hà Nội), nó hơi khác với kịch bản.
Ngoài ra, đoàn làm phim còn
gặp những “nỗi khổ” nào nữa, thưa
đạo diễn?
Nói thực thì chúng tôi không gặp khó
khăn gì cả. Làm phim quan trọng nhất là
khâu chuẩn bị. Nếu đã chuẩn bị kĩ càng,
chu đáo thì mọi việc cứ diễn ra đúng tiến
độ và thuận lợi thôi. Tuy nhiên, những vấn
đề tôi đã chia sẻ, việc tìm được những vật
dụng, đồ đạc phù hợp với thời kì lịch sử
xã hội nhiều năm trước là không hề dễ. Có
những đạo cụ nhỏ tôi phải mang ở nhà đến
bày thêm vào: cối đá, chậu đồng, đĩa cổ…
Bởi vì trong kịch bản, câu chuyện xoay
quanh một gia đình làm đồ ăn, làm giò…
nên tôi đưa vào để tạo ra không khí đúng
kiểu cổ xưa.
Đạo diễn Trịnh Lê Phong
Chọn diễn viên
theo cảm nhận
Với nhiều người, Trịnh Lê
Phong có tiếng kĩ tính trong
làm phim. Còn khi được hỏi về
công việc đạo diễn của mình,
anh luôn coi đó là chuyện
bình thường như bao người
làm nghề khác. Không kêu
khó, kêu khổ, anh cứ say sưa
làm công việc đã chọn và yêu
thích. Vị đạo diễn trẻ chia sẻ
nhiều câu chuyện thú vị xung
quanh bộ phim mới nhất của
mình
Chiều ngang qua phố cũ
(phát sóng VTV1).