49
cách sử dụng giữa cái cày của đồng bào
người Mông và người nông dân đồng
bằng Bắc bộ.
Câu chuyện về quá trình sáng tạo
và sử dụng những đồ vật tưởng chừng
vô cùng đơn giản như bàn xoay gốm,
cối xay đá, cối xay thóc… cũng là vấn
đề được các nhà nghiên cứu và đoàn
làm phim rất quan tâm?
Trong quá trình làm tập phim có tên
Sự sáng tạo của đồ vật xoay tròn
, mỗi
hình ảnh, trường đoạn trong phim đều
muốn đưa đến cho khán giả một cảm
nhận, đó là ẩn chứa trong mỗi đồ vật là
cả chiều dài lịch sử đấu tranh và sinh
tồn của dân tộc. Ví như, khi giới thiệu
về chiếc bàn nghiền thức ăn, bộ phim
không chỉ đem đến cho khán giả những
câu chuyện về cấu tạo, cách thức sử dụng
công cụ của người Tiền sử mà thông qua
hiện vật khai quật được tại hiện trường
và những nghiên cứu của các nhà khảo
cổ học, khán giả có thể hình dung ra bối
cảnh sống cả một giai đoạn lịch sử của
người Việt.
Qua hàng loạt công cụ còn được tìm
thấy trong các bảo tàng, trong cuộc sống
của một bộ phận người dân (bàn xoay
gốm, cối xay đá, cối xay thóc, guồng
nước, bánh xe…) người xem sẽ thấy
được sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình
tìm tòi động lực đơn giản của xã hội
nông nghiệp mà người Việt đã biết kế
thừa, sáng tạo để hoàn thiện các công cụ
phục vụ cho đời sống, sản xuất của mình.
Việt Nam có hệ thống sông ngòi
dày đặc nên phương thức sinh sống của
người Việt gắn bó mật thiết với sông
nước, biển cả. Những truyền thống văn
hóa mang đậm tính chất sông nước đã
được đề cập tới trong PTL
Văn minh
vật chất
như thế nào?
Từ xa xưa, truyền thống sông nước
đã được hình thành và ổn định vững chắc
đối với cư dân Việt. Bởi vậy, chúng tôi
đã dành hẳn một tập có tên
Con thuyền
của người Việt
để nói về vấn đề này.
Trong quá trình làm phim, chúng tôi đã
ghi được hình ảnh một con thuyền Đông
Sơn cách đây 2.050 năm đã được phát
hiện tại khu vực Quảng Yên, Quảng
Ninh… Đây là một con thuyền độc
mộc cỡ lớn có thể chở tới 10 người còn
tương đối nguyên vẹn cho phép các nhà
khoa học tìm hiểu và kiểm chứng những
nghiên cứu trước đó về kĩ thuật đóng
thuyền và sử dụng thuyền của người Việt
cổ… Với tập phim này, chúng tôi muốn
khán giả thấy được, dù không có khuynh
hướng phát triển hàng hải nhưng trong
bất kì thời đại nào thì con thuyền, cái bè
vẫn là một phương tiện gần gũi và gắn
liền với quá trình đấu tranh dựng nước và
giữ nước của dân tộc Việt.
8 tập phim với nhiều câu chuyện
lí thú đã mang tới cho khán giả những
thông tin bổ ích về văn hoá, lịch sử, con
người Việt. Chị kì vọng gì sau khi bộ
phim phát sóng?
Dòng chảy văn hóa luôn tiếp diễn.
Kế thừa những tài sản của ông cha để
lại chính là điều giúp chúng ta tạo nên
cốt cách của dân tộc. Qua câu chuyện
về thế giới đồ vật của người Việt, tôi
hi vọng khán giả sẽ thấy Việt Nam tuy
là một nước nghèo những đã từng có
một thời kì rất văn minh bằng chính
nền tảng sản xuất lạc hậu của mình.
Câu chuyện về trang phục Việt giúp
khán giả nhận thấy, cùng với nhiều biến
động của lịch sử, tuy đặc trưng trang
phục dân tộc qua các thời kì có nhiều
thay đổi nhưng trang phục Việt vẫn giữ
được những nét đẹp riêng độc đáo. Câu
chuyện về vũ khí của người Việt cho
khán giả thấy binh khí, vũ khí truyền
thống dân tộc Việt Nam đa dạng và
phong phú như thế nào. Sự phong phú,
đa dạng đó đã hình thành từ xa xưa và bổ
sung liên tục trong nhiều thời kì lịch sử
nhằm đáp ứng yêu cầu của những cuộc
chiến tranh bảo vệ sự trường tồn của đất
nước và dân tộc...
Có thể khẳng định, trong toàn bộ lịch
sử tồn tại của mình, tất cả những công
cụ người Việt sáng tạo ra chúng, biến
đổi chúng đã hiện lên đầy đủ chân dung
của chính con người Việt với tâm hồn,
tính cách, thành công, thất bại, ước mơ,
khát vọng. Đây cũng chính là nền tảng
để làm nên nền văn minh tinh thần của
cả dân tộc.
Cảm ơn chị!
Yến Trang
(Thực hiện)