55
không nhỉ?”, một người nói. “Nếu vậy
thì chắc chắn tỉ lệ người xem bản tin sẽ
cao lắm”, một bình luận khác phản hồi.
Làn sóng ý kiến trên mạng xã hội
Twitters cho rằng, các hãng truyền thông
đã quá vô tâm, chỉ vì muốn tăng số
lượng người xem cho chương trình mà
đưa phóng viên đến tác nghiệp tại nơi
quá nguy hi m, bất chấp cả tính mạng.
Tuy vậy, nhà báo Chris Cuomo của kênh
CNN thẳng thắn: “Mặc dù có nhiều quan
đi m gay gắt cho rằng tác nghiệp giữa
tâm bão là dại dột, song các bạn nên nhớ
rằng, chúng tôi đang giúp người xem ghi
lại những khoảnh khắc khí tượng lịch sử,
phần nào giúp thỏa mãn trí tò mò của các
bạn. Tất cả đều có cái giá của nó”.
Ted Scouten, phóng viên của CBS4
News lại cho rằng, tuy không an toàn
nhưng đó là nhiệm vụ cần thiết: “Chúng
tôi vốn quen tác nghiệp trong điều kiện
khắc nghiệt và đã có những tính toán
quan trọng đ bảo vệ bản thân. Chỉ khi
người dân trực tiếp thấy sức tàn phá của
cơn bão qua truyền hình, họ mới có th ý
thức được sự nguy hi m và có biện pháp
phòng vệ khẩn cấp cũng như cảm nhận
những mất mát mà người dân vùng bão
đang phải nếm trải”.
Đ trả lời câu hỏi: “Tại sao các anh
đứng vào chỗ nguy hi m trong khi các
anh lại cảnh báo mọi người cần tránh
xa chốn đó?” Mark Strassmann, phóng
viên thường trú của CBS News có 25
năm kinh nghiệm đưa tin bão trả lời:
“Nếu họ không trực tiếp nhìn thấy nguy
hi m thì họ sẽ chẳng bao giờ biết sợ”.
Theo Mark Strassmann, một số phóng
viên chấp nhận ra hiện trường vì muốn
thỏa mãn niềm đam mê mạo hi m, họ
khao khát được chứng kiến tận mắt một
thảm họa thiên nhiên hiếm hoi. Hayley
Minogue, phóng viên kênh WKRG
tại thành phố Jacksonville, Đông Bắc
bang Florida, cho biết: “Tôi nghĩ rằng,
không ít người mong ước có được cảm
giác này. Nếu tôi không làm, sẽ có người
khác làm”. Whitney Burbank, phóng viên
WPBF, kênh địa phương của Đài ABC ở
West Palm Beach, Florida, chia sẻ: “Ban
lãnh đạo Đài nơi tôi làm việc không hề
gây sức ép, buộc phóng viên đối mặt với
tình huống nguy hi m. Tất cả là hoàn
toàn tự nguyện, thế nhưng, không ít cánh
tay đã giơ lên!”.
Giữa cơn bão dư luận, đáng chú ý
nhất là trong chương trình đêm muộn
của Đài ABC -
Jimmy Kimmel Live
,
người dẫn chương trình nổi tiếng Jimmy
Kimmel đã không ngần ngại chỉ trích
những người đồng nghiệp của mình tác
nghiệp tại cơn bão: “Có nhất thiết phải
mạo hi m đến vậy không? Chúng tôi
không quá quan tâm đến họ bởi vì chúng
tôi có trong tay chiếc điện thoại, có th
cập nhật tình hình thời tiết một cách
nhanh chóng nhất. Thực sự là giờ đây,
thời tiết chẳng còn quá quan trọng trên
truyền hình, chúng tôi chẳng cần phải
chờ đến bản tin mới biết được chuyện
nắng mưa thất thường. Đưa tin trực tiếp
là điều tốt, song không có nghĩa là đánh
đổi tính mạng một cách vô nghĩa. Dẫu
sao, tôi vẫn có lời ngen khợi với những
người đã trở về an toàn”.
Trong chuyến thị sát công tác khắc
phục hậu quả sau siêu bão Irma, Tổng
thống Donald Trump chỉ dành lời khen
ngợi duy nhất cho Lực lượng Cảnh sát
bi n quốc gia United States Coast Guard
đã thực hiện tốt nhiệm vụ, nhanh chóng
hỗ trợ người dân vượt qua cơn bão.
“Không một đơn vị nào trong siêu bão
đã tăng cường thương hiệu của mình
hơn là Lực lượng Cảnh sát bi n quốc
gia (United States Coast Guard).” Còn
người dẫn chương trình truyền hình nổi
tiếng Seth Meyers lại hoàn toàn không
đồng tình với nhận xét này: “Lực lượng
Cảnh sát bi n không cần phải tô hồng
thương hiệu của mình, bởi nhiệm vụ của
họ là bảo vệ dân. Những lời khen nên
dành cho cả những người đã bất chấp
tính mạng, góp phần cảnh tỉnh người dân
trước sự nguy hi m của cơn bão”.
Diệp Chi
(Theo Nytimes, Deadline)
Siêu bão Irma được ví như cơn bão có khả năng hủy diệt lịch sử
Các phóng viên thời tiết đưa tin trực tiếp
bất chấp mưa lớn và đường phố ngập lụt