Previous Page  54 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 54 / 92 Next Page
Page Background

54

Mạo hiểm với tính mạng

“Chad! Nhanh lên, nước đang dâng

lên chóng mặt!”, phóng viên Chris

Cuomo của hãng tin CNN hét lên với

người đồng nghiệp kiêm nhà khí tượng

học Chad Myers. Bất chấp mưa lớn và

sức gió lên tới 190km/h, thậm chí không

th nhìn vào ống kính máy quay bởi

mưa liên tục tạt vào mặt, Chris Cuomo

và Chad Myers vẫn liều mình đứng giữa

tâm bão đ trực tiếp đưa tin về siêu bão

Irma. Cùng thời đi m đó, người đồng

nghiệp, nhà báo kì cựu Bill Weir cũng

đang có mặt trên đảo Key Largo đ đưa

tin về cơn bão. Trên cầu truyền hình trực

tiếp, khán giả có th thấy Weir gần như

không th đứng vững trước các đợt gió

dồn dập đến nỗi chỉ cần một chút sơ sẩy,

anh có th bị cơn bão cuốn phăng.

Bão Irma đổ bộ vào bang Florida, Mỹ

kéo dài suốt 3 ngày, từ 10/9. Trong đó,

Florida Keys, quần đảo san hô dài hơn

190 km, ngoài khơi phía nam Florida trở

thành nơi hứng trọn sức mạnh của bão

với những đợt gió giật lên tới 209 km/h,

có th cuốn phăng mọi thứ trong vòng

vài tích tắc, trở thành siêu bão phá hàng

loạt kỉ lục về bão trong lịch sử nước Mỹ.

Irma đã khiến hơn 6 triệu người dân phải

di tản khẩn cấp, gần 2 triệu hộ dân phải

sống trong tình trạng mất điện, đồng thời

gây ra hàng loạt thiệt hại về người và cơ

sở vật chất.

Chris Cuomo, Chad Myers hay Bill

Weir chỉ là ba trong số rất nhiều phóng

viên bất chấp nguy hi m có mặt tại

Florida đ tác nghiệp về siêu bão. Các

kênh truyền hình lớn như: ABC, NBC,

MSNBC, Fox News Channel, CBS, CNN

và rất nhiều đài địa phương đều cử phóng

viên đưa tin tại hiện trường cũng như

dành nhiều thời lượng truyền hình trực

tiếp về cơn bão.

Giống như những đồng nghiệp trong

hãng CNN, Kyung Lah và John Berman

cũng rơi vào tình trạng nguy hi m tương

tự. Phóng viên Kyung Lah, tường thuật từ

Miami Beach, suýt nữa bị một tấm bi n

rơi trúng đầu. Cô cho biết, nếu không may

mắn bám được vào hàng rào sắt, có lẽ cô

đã bị thổi bay. Trong khi đó, từ đường phố

Miami, khi phóng viên John Berman đang

cảnh báo người dân nhanh chóng rời khỏi

nơi nguy hi m thì anh đã hứng trọn các

mảnh vỡ bị gió cuốn.

Bất chấp có th bị đe dọa đến tính

mạng, các phóng viên vẫn liều mình làm

nhiệm vụ ở các vùng tâm bão. Phóng

viên thường trú của kênh MSNBC,

Mariana Atencio, trong lúc đang cầm

micro đứng trên một đại lộ ở thành phố

bi n Miami thì môt cây lớn gần đó bị

gió bão quật đổ. Còn nhà khí tượng kiêm

phóng viên tự do Juston Drake đã liều

mình bước ra khỏi ô tô, chống chọi đ

đo sức gió giữa những trận cuồng phong

dồn dập, anh bị kéo đi hàng chục mét

nhưng vẫn oằn mình bám trụ đ hoàn

thành nhiệm vụ. Drake cho biết, anh từng

“săn” rất nhiều trận bão nhưng chưa từng

thấy cơn bão nào khủng khiếp như siêu

bão Irma.

Bùng nổ những

cuộc tranh cãi

Việc phóng viên tác nghiệp trong điều

kiện thời tiết xấu không phải là chuyện

hiếm hoi, tuy nhiên, với siêu bão lịch

sử như Irma thì việc liều mạng đã gây

ra không ít chỉ trích trong dư luận Mỹ.

Sau khi đoạn video clip của nhà báo Bill

Weir tác nghiệp trong cơn lốc lan truyền

trên mạng xã hội, ngay lập tức thu hút

hàng ngàn bình luận. “Họ có muốn tường

thuật một cái chết trực tiếp trong cơn bão

Đưa tin

bằng mạng sống

Câu chuyện của các phóng viên thời tiết Mỹ liều mạng tác nghiệp

trong rốn bão lịch sử Irma đã trở thành tâm điểm của truyền

thông trong tháng 9 vừaqua. Mặc dù được tôn vinh như nhữnganh

hùng, song họ vẫn nhận không ít lời chỉ trích vì đã dám đánh cược

tính mạng của mình chỉ để đổi lấy tin tức.

VTV

Hồ sơ

truyền hình

Với sức gió lên đến hơn

200km/h, các phóng

viên có thể bị cuốn

phăng bất cứ lúc nào