Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

nhà giàn bị đổ, cuốn trôi toàn bộ 8 cán

bộ, chiến sĩ xuống bi n. Chúng tôi phải

bám lên những miếng phao bị vỡ, ngâm

nước cả đêm, vừa đói vừa rét. Trôi nổi

một ngày, một đêm trên bi n, lực lượng

cứu hộ cuối cùng cũng chỉ cứu được 5

người, còn 3 đồng chí đã mãi mãi nằm

lại giữa lòng bi n khơi” - anh ngậm ngùi

k . Lần đầu tiên trên bi n đã cận kề cái

chết nhưng Trung tá Bùi Xuân Bổng

không hề cảm thấy sợ hãi hay thất vọng.

Anh tâm sự, không hi u sao trong cơn

bão ấy, anh rất bình tĩnh và hi vọng là sẽ

có tàu cứu và sau đó

có tàu cứu thật.

28 năm bám trụ nhà giàn, Trung tá

Bùi Xuân Bổng đã công tác trên 8 nhà

giàn, có nhà giàn anh ở 10 năm, có nhà

giàn ở 8 năm, riêng với nhà giàn DK1/9

đến nay đã 3 năm. Nhà giàn DK1/9

được xây dựng ngày 19/8/1993 trên bãi

cạn Ba Kè, có đường sâu 13m, được sửa

chữa nâng cấp đưa vào sử dụng ngày

26/5/2015. Độ cao cách mặt nước bi n

đối với nhà cũ là 20,2m, đối với nhà

mới là 31,3m. Còn nhớ, ngày ở nhà cũ,

tuy chật chội, đông đúc, cuộc sống vất

vả nhưng tình đồng chí đồng đội luôn

khăng khít, gắn bó với nhau. Là Chỉ huy

trưởng, anh Bổng thường xuyên gặp gỡ,

hỏi han và chia sẻ kinh nghiệm đ các

chiến sĩ trẻ cảm thấy vui vẻ, yêu đời.

Bên cạnh công tác huấn luyện, anh lại

tổ chức các hoạt động vui chơi th thao,

văn hóa văn nghệ đ anh em quên đi nỗi

khó khăn vất vả.

“Nghiệp” gắn với nhà giàn

Nghề nghiệp tạo nên tính cách, đi

nhà giàn nhiều nên quan đi m về cuộc

sống của Trung tá Bùi Xuân Bổng rất

đơn giản. Đến năm 33 tuổi, Trung tá Bùi

Xuân Bổng mới lập gia đình với người

phụ nữ cùng làng, quê ở Ứng Hòa, Hà

Nội. Đến nay, người con trai duy nhất

của vợ chồng anh đã học đến lớp 12.

Nói về gia đình, anh khá kiệm lời, chỉ

biết rằng: “Vợ con đã xác định thì phải

chấp nhận sự vất vả, còn nếu như so bì

với người nọ người kia thì chắc không

th làm vợ người nhà giàn được”.

Lí giải về khoảng thời gian 28 năm

gắn bó với nhà giàn, anh nói đơn giản

chỉ vì… chữ nghiệp. “Mỗi người có một

suy nghĩ, một quan đi m. Xét cho cùng,

mỗi người phải ở một vị trí công tác và

nghiệp của tôi gắn với nhà giàn nên cứ

yên tâm làm thôi. Không th so bì thế

nọ thế kia vì mình đang là người lính

làm nhiệm vụ” - anh chia sẻ.

Cuộc sống ở nhà giàn đã trở nên

quen thuộc với Trung tá Bùi Xuân Bổng

đến mức “mỗi lần trở về đất liền, bao

giờ mình cũng thấy bỡ ngỡ, cái gì cũng

mới, cái gì cũng lạ”. 28 năm ở nhà giàn,

mỗi năm, Trung tá Bùi Xuân Bổng về

nhà một lần. Về đất liền một thời gian,

anh lại ra nhà giàn bởi “Ra nhà giàn

thì nhớ đất liền, về đất liền lại nhớ nhà

giàn, nhớ anh em”. Đặc biệt, hiếm khi

anh được ăn Tết ở đất liền. Bởi thời

đi m gần Tết là lúc anh và đồng đội phải

chuẩn bị các công tác ki m tra đầu năm.

Trong suốt cuộc trò chuyện, vị Chỉ

huy trưởng 28 năm gắn bó với nhà giàn

luôn nhắc đến nhiệm vụ và những người

đồng chí. Đóng quân xa đất liền, xa

sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của cấp

trên, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, đời

sống tình cảm thiếu thốn nhưng anh và

đồng đội vẫn luôn đoàn kết, vượt qua

mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt

nhiệm vụ chính trị là chốt giữ bảo vệ

vững chắc chủ quyền bi n, đảo, thềm

lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong

phạm vi được phân công. Với Trung tá

Bùi Xuân Bổng, tình đồng đội đồng chí

là một điều vô cùng thiêng liêng. Cũng

bởi, nhà giàn chính là ngôi nhà thứ hai

của anh và những người đồng đội, đồng

chí chẳng khác nào như ruột thịt trong

gia đình. Hỏi Trung tá Bùi Xuân Bổng

về những điều anh còn trăn trở, anh chia

sẻ mong ước: “Cuộc sống ngày càng tốt

lên đ anh em yên tâm công tác, được

sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cuộc

sống cán bộ chiến sĩ ở nhà giàn ngày

càng tốt hơn”.

Cuộc trò chuyện với Trung tá Bùi

Xuân Bổng diễn ra nhanh chóng trên

hành lang cầu thang của nhà giàn

DK1/9. Chia tay những người chiến sĩ

đóng quân nơi đây, tôi càng thêm khâm

phục lòng quả cảm, ý chí nghị lực và

tình yêu nước vô bờ bến của họ. Suốt

hành trình trở về đất liền, lời ca tiếng hát

về người chiến sĩ nhà giàn cứ văng vẳng

trong tâm trí tôi… “Sóng gió mặc sóng

gió, lính nhà giàn bọn tôi ở đó/ Chông

chênh mà chông chênh, lính nhà giàn

chẳng sợ bão giông/ Nắng gió mặc nắng

gió, lính nhà giàn thề không ngại khó/

Mưa giông mà mưa giông, lính nhà giàn

vẫn thắm hoa hồng…”

Bài và ảnh:

Lê Hoa

Đoàn công tác số 10 lên thăm nhà giàn DK1/9

Trung tá Bùi Xuân Bổng viết lưu bút

cho đoàn công tác

Chăm sóc vườn rau trên nhà giàn