16
-
Truyền hình
K
hi mới là phóng viên Thời sự, tôi
được phân công thực hiện một
phóng sự về vấn đề
Mất an toàn
vệ sinh thực phẩm đường phố
. Sau khi
thử nhiều cách mà không được (hồi đó ít
có những thiết bị quay lén tinh vi như
bây giờ), tôi bước vào một cửa hàng ăn
và nói với chủ quán rằng tôi đang làm
một phóng sự về ẩm thực và cần quay
vài hình ảnh trong gian bếp, nơi chế
biến món ăn. Tất cả những hình ảnh bẩn
thỉu, nhếch nhác ở hậu trường đã được
thu trọn vào ống kính máy quay.
Nhưng tôi đã thực hiện nó bằng cách
nói dối…
Tôi dằn vặt, suy nghĩ rất nhiều sau
khi thực hiện phóng sự này. Khi tôi chia
sẻ với một đồng nghiệp lớn tuổi ở Ban
Thời sự, anh ấy khuyên tôi, nói dối khi tác
nghiệp là điều không nên, cho dù nhờ có
nó, chúng ta tìm ra sự thật.
Hơn 10 năm đã trôi qua. Bài học ấy
đã giúp tôi hiểu rằng, không phải bằng
cách nói dối, quay trộm hay là bằng
tiểu xảo mà chính sự thẳng thắn, thái độ
khách quan, trí tuệ, bản lĩnh và kĩ năng
nghiệp vụ tốt mới là cách tốt nhất giúp
phóng viên tìm ra sự thật. Tôi nghĩ rằng,
đây cũng là đường hướng và quan điểm
làm tin tức của Ban Thời sự. Trong dòng
chảy hối hả của tin tức, chúng tôi luôn
phải giữ được sự bình tĩnh và tỉnh táo
để tìm ra bản chất thực sự của vấn đề,
xác định hướng xử lí thông tin và cách
thức mà thông tin đó được đưa lên sóng.
Từ quá trình tác nghiệp, trải nghiệm thực
tế, những khóa đào tạo với chuyên gia
quốc tế, các phóng viên Ban Thời sự như
tôi - người đi sau học người đi trước,
người mới đến quan sát, học hỏi người
có kinh nghiệm lâu năm. Từ đó, góp
phần tạo nên một môi trường làm việc
chuyên nghiệp, tất cả đều vì công việc.
Thật may mắn vì xung quanh tôi cũng
có những đồng nghiệp cùng chung quan
điểm, chung chí hướng và điều đó giúp
chúng tôi càng vững vàng, kiên định
trong quan điểm nghề nghiệp.
Hải Anh
(Ghi)
(Tiếp theo trang 15)
T
ừng cộng tác với truyền hình từ
những ngày còn là sinh viên, thế
nhưng, tôi chỉ thực sự nhận ra
mong muốn và niềm yêu thích làm phim
của mình khi hoàn thành tác phẩm tốt
nghiệp, bộ phim tài liệu đầu tay về đề
tài xã hội đã được phát sóng trong
chương trình
Phim trẻ
của Đài Truyền
hình Việt Nam. Đó cũng là tác phẩm
đưa tôi đến với Trung tâm Phim tài liệu
và Phóng sự, nơi tôi được rèn luyện và
thực hiện những tác phẩm mang tính
báo chí đích thực.
Môi trường có rất nhiều áp lực về
thời gian, chất lượng sản phẩm, phim
tài liệu lại là thể loại khó, đòi hỏi kiến
thức cũng như kinh nghiệm dày dặn…
là những thử thách rất lớn đối với tôi khi
mới bước chân vào nghề. Tôi nhớ, một
đạo diễn nổi tiếng đã nói, cái nhọc lòng
của những người làm phim tài liệu hiện
đại là tìm ra được tính tư tưởng và xây
dựng bộ phim gắn bó chặt chẽ với đời
sống, truyền đạt tư tưởng ấy tới khán
giả một cách gần gũi và chân thực, trên
cơ sở những cách thể hiện mới, những
cách làm mới, đặc biệt khi những bộ
phim chúng tôi thực hiện phần lớn là các
tác phẩm chính luận. Quá trình ấy đòi
hỏi sự tích lũy không ngừng và thường
xuyên. Bởi vậy, tôi luôn cố gắng làm
nghề bằng sự học hỏi liên tục của chính
mình trong mọi khía cạnh của đời sống.
Những ngày đầu tiên, tôi gặp rất
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đề
tài, góc độ khai thác và lựa chọn nhân
vật đến cách triển khai “tình tiết nhỏ”
trong “câu chuyện lớn”, cách liên kết,
xâu chuỗi các chi tiết với nhau sao cho
mạch lạc và chặt chẽ. Thế nhưng, với
sự hỗ trợ của đồng nghiệp, tất cả đã
dần dần được khắc phục và tôi tiến bộ
hơn qua mỗi tác phẩm. Bên cạnh những
đồng nghiệp luôn trăn trở trước mọi vấn
đề của xã hội, tinh thần trách nhiệm cao
và sự kiên trì tuyệt đối trong mọi hoàn
cảnh, tôi cảm thấy mình thực sự may
mắn và càng tự hào khi được tiếp nối
những gì mà các thế hệ đi trước đã và
đang thực hiện. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng,
mọi con đường đều sẽ khó khăn nếu
chúng ta không nỗ lực và cố gắng để
đi đến cùng, bởi vậy… dù là con đường
khó, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục, vì khi đã
muốn đi thì sẽ tới đích.
Hà My
(Ghi)
PV Nguyễn Ngọc Thúy:
Dù là con đường khó,
chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục
PV Nguyễn Kim Hải:
Không tìm sự thật
bằng cách nói dối
người trẻ
...
45
năm
VTV