Truyền hình
-
11
Đồng chí Trần Lâm cùng đồng chí Nguyễn Văn Hán bàn về buổi truyền hình trực tiếp đầu tiên Đại hội Đảng toàn quốc khóa V năm 1982
Phát thanh - Truyền hình Việt Nam đã
vượt lên mọi gian truân, đi từ không đến
có, đi từ cơ sở vật chất kĩ thuật thô sơ
đến ngày càng tiên tiến, đi từ chương
trình phát thanh ban đầu còn đơn sơ
đến các nội dung và chương trình ngày
càng đa dạng, phong phú, sâu đậm…
Đài Tiếng nói Việt Nam trở thành người
bạn gần gũi, thân thiết, tin cậy của mọi
tầng lớp nhân dân.
Tư duy, trí tuệ, sáng tạo của Nhà
báo Trần Lâm làm nên vị thế riêng biệt
của phát thanh trong suốt nửa thế kỉ:
đúng như Đài, hay như Đài. Là một cử
nhân luật từ thời Pháp thuộc, ông đặc
biệt sắc sảo trong chỉ đạo về các mảng
chính trị và nông nghiệp với nhãn quan
của một nhà lãnh đạo luôn nắm vững
chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước và bám sát thực tiễn cuộc sống.
Thực tế đã chứng minh, làn sóng phát
thanh có vai trò vô cùng quan trọng
trong hai cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, góp phần quan trọng vào
công cuộc giải phóng, thống nhất đất
nước. Có thể nói, vai trò, vị thế của Đài
Tiếng nói Việt Nam gắn liền với tên tuổi
ông Trần Lâm.
Là người đứng đầu ngành Phát
thanh và sau này là Truyền hình, ông
đã xây dựng được mối quan hệ hết
sức chặt chẽ và hiệu quả với các đài
Phát thanh - Truyền hình khối Xã hội
chủ nghĩa và các nước láng giềng lúc
bấy giờ. Nhờ đó, ta tận dụng được sự
hợp tác hết sức quý giá về trang thiết
bị, nghiệp vụ phát thanh từ các đồng
nghiệp Liên Xô, Trung Quốc, Hungary,
Đức, Tiệp Khắc… vượt qua cấm vận của
đế quốc, dần hiện đại hóa phát thanh
Việt Nam. Ông đã có sáng kiến sử
dụng làn sóng nước bạn (từ Côn Minh -
Trung Quốc và La Habana - Cuba) để
hỗ trợ phát sóng vào miền Nam khi Mỹ
đánh phá ác liệt miền Bắc, phát sóng
sang Mỹ và các nước khác trong thời
kì chiến tranh chống Mỹ khốc liệt nhất.
Nhờ đó góp phần không nhỏ vào việc
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng
tiến bộ trên thế giới, kể cả tại Mỹ và các
nước phương Tây. Đây là một sáng tạo
chưa có tiền lệ.
Dưới sự chỉ đạo của ông Trần Lâm,
Đài Tiếng nói Việt Nam đã giúp đỡ
nước bạn Lào và Campuchia xây dựng
và phát triển hệ thống phát thanh từ
thời kì trứng nước. Ngày nay, mối quan
hệ đặc biệt đó vẫn được duy trì.
Nhà báo Trần Lâm, người dựng
nghiệp Phát thanh - Truyền hình Việt
Nam, đã để lại một gia tài có giá trị lớn
về nhiều mặt cho báo chí cách mạng
Việt Nam. Ông là một điển hình về
nhiệt huyết cách mạng, sự liêm khiết,
lòng yêu nghề, tư duy sáng tạo, khơi
nguồn phát triển đội ngũ hùng hậu phát
thanh - truyền hình cả nước. Nhà báo
Trần Lâm mãi mãi là hình tượng tự hào
của các thế hệ những người làm Phát
thanh - Truyền hình Việt Nam. Nhà báo
Trần Lâm - quá khứ không phải ở sau
lưng mà luôn ở… trước mặt.
Nguyễn Đăng Tiến
Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
(Bài đã in trong sách
Dư vị thời gian
của tác giả)