Background Image
Previous Page  20 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 20 / 92 Next Page
Page Background

20

-

Truyền hình

S

uốt gần 40 năm công tác, tôi chỉ

gắn bó với nghề Phát thanh -

Truyền hình, “hai anh em ruột”

cùng chung sống một thời gian dài ở số

nhà 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, cùng một

ngày sinh: mồng 7 tháng 9, chỉ khác

năm sinh: 1945 và 1970.

Với tôi, hình ảnh đáng nhớ nhất cho

ngày 7/9/1970 là chiếc xe Ba Lan án

ngữ giữa sân nhỏ của các ngôi nhà vốn

đã rất khít khao của khu vực 58 Quán

Sứ. Từ cổng đi vào, ai cũng phải dắt xe

để tránh nó và nhanh chóng thoát khỏi

làn gió nóng từ chiếc điều hòa làm mát

cho các thiết bị trên chiếc xe chật chội mà

không tỏ ra khó chịu về sự bất tiện vì mọi

người đều hiểu rằng, đó là cỗ máy quyết

định cho ngày ra đời của Truyền hình

Việt Nam! Chiếc xe dài hàng chục mét,

được bố trí như một trạm truyền hình lưu

động mà từ đó, các cán bộ kĩ thuật cùng

phóng viên, đạo diễn chương trình cho

lên sóng những hình ảnh và âm thanh

của chương trình Truyền hình Việt Nam

phát thử nghiệm mỗi tuần 3 buổi rồi tiến

tới phát sóng hàng ngày. Đến 1976, khi

chuyển hẳn về Giảng Võ thì Đài chấm

dứt thời gian phát thử nghiệm.

Trước mắt tôi lúc này như vẫn hiện

rõ hình ảnh các anh: Đặng Trung Hiếu,

Trịnh Lý Thản, Chu Doanh, Nguyễn Thị

Hoa, Phạm Minh Dương, Nguyễn Văn

Nhường, Nguyễn Hồng Mạc... suốt

ngày đêm lăn lộn với máy móc và cả

những thứ đi xin được rồi mày mò lắp

ráp để có chiếc máy quay hình được gọi

là “Camera Ngựa Trời” như một “vũ khí

chiến đấu cho trận đánh đầu tiên” thắng

lợi! Dẫu vẫn biết là quy luật, nhưng tôi

vẫn thấy rất bùi ngùi vì nhiều gương mặt

thân quen và hết lòng hết dạ với Truyền

hình Việt Nam đã không còn đến hôm

Lắp camera Ngựa Trời năm 1970

Nhà báo Đình Thanh

(đeo kính), Phó Chủ tịch

thường trực Quỹ Hỗ trợ

học sinh nghèo học giỏi

của VTV trên đường về

huyện Ngọc Hiển, tỉnh

Cà Mau trao quà cho

học sinh nghèo học giỏi

năm 1998

Người xưa

&

chuyện hôm nay

Nhà báo Nguyễn Đình Thanh và phát thanh viên

Kim Tiến là những người có nhiều năm gắn bó với

Đài THVN. Họ chia sẻ với độc giả TCTH kỉ niệm về

Truyền hình Việt Nam thuở sơ khai và cảm nghĩ về

sự lớn mạnh của VTV hôm nay.

Nhà báo Nguyễn Đình Thanh

BỒI HỒI NHỚ VỀ 45 NĂM TRƯỚC!

45

năm

VTV

nay để cùng chúng ta kỉ niệm lần thứ

45 ngày phát sóng chương trình Truyền

hình đầu tiên từ ngôi nhà 58 phố Quán

Sứ với cột ăng-ten khoảng dăm chục

mét và công suất phát sóng chỉ vỏn vẹn

300W!

Tôi có may mắn chỉ làm một nghề và

ở những cơ quan trọng yếu của ngành

PT và TH. Tôi thấy thật vinh dự vì đó là

những cơ quan truyền thông được Bác

Hồ và Đảng, Chính phủ và nhân dân tin

cậy. Cả đời tôi may mắn được học một

lèo gần 20 năm về Văn học và Báo chí,

tôi tự thấy mình đã hết lòng yêu nghề,

yêu công việc được giao từ lúc còn là

“anh binh nhì” cho đến 10 năm cuối là

Trưởng Ban TKBT của Đài THVN. Ngôi

nhà 58 Quán Sứ và 43 Nguyễn Chí

Thanh là những nơi đã rèn giũa tôi nên

người và có đóng góp hữu ích cho dân,

cho Đảng.

Bây giờ thì đơn vị mà tôi từng được

phụ trách đã hoành tráng hơn nhiều.

Sự học hành và mở mang tầm mắt

của anh chị em trẻ đã tiến rất xa lớp

chúng tôi. Truyền hình Việt Nam đã lớn

mạnh về nhiều mặt. Tuy nhiên, các bạn

hãy xem trọng từng cử chỉ, lời nói, chữ

đọc... vì dân thường nói “Đài Truyền

hình Trung ương nói thế”, tức là nhân

dân xem ta là chuẩn mực!