Truyền hình
-
19
các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ truyền
hình ngay tại nơi sơ tán.
Trình làng trong bối cảnh như vậy,
chúng ta đã vượt qua thách thức đầu
tiên, giai đoạn từ không đến có. Sớm
khẳng định bằng những tác phẩm báo
chí có chất lượng cao, được bạn bè
công nhận, như phim
Tiếng trống trường
đạt giải Bồ Câu Vàng ở Leipzig (CHDC
Đức);
Điện Biên Phủ trên không
nhận
giải thưởng ở Pra-ha (Tiệp Khắc)…
2
Trở thành nhu cầu
Hình ảnh về truyền thông gắn bó
với người Việt Nam trong chiến tranh
và những năm tiếp theo là chiếc đài
nhỏ, chạy pin. Nguồn thông tin về đời
sống kinh tế - xã hội của Việt Nam và
thế giới chủ yếu được cung cấp từ Đài
Tiếng nói Việt Nam và một số tờ báo
lớn của Đảng. Truyền hình trong những
năm 70, 80 thế kỉ trước còn khá xa lạ,
vì nhiều nơi chưa có điện và việc mua
được một chiếc tivi còn khó khăn hơn.
Tuy nhiên, không vì thế mà những
người làm truyền hình chùn bước, việc
ngày càng có nhiều chương trình hay
đã sớm thu hút khán giả. Câu chuyện
bà con vùng đồng bằng sông Cửu
Long cứ tối đến lại chèo thuyền, chạy
ghe đến nhà có ti vi xem nhờ. Có hôm,
khán giả đông quá, đến mức ngôi nhà
suýt đổ ụp xuống sông, có thể là hình
ảnh minh chứng cho bước phát triển
này. Chúng ta đã nhanh chóng đưa
phương tiện nghe nhìn đó, từ xa lạ trở
thành nhu cầu!
3
Chiếm lĩnh trong
môi trường bùng nổ
Bước sang thời kì đổi mới, hội nhập.
Đời sống phát triển và nhu cầu văn
hóa, thông tin cũng cao hơn. Các gia
đình không chỉ có tivi mà còn có băng,
đĩa (và sau này cao hơn là thông tin
mạng) có thể tự chọn cho mình các
hình thức thông tin, giải trí theo ý muốn.
Tuyên truyền lúc này không chỉ ở dạng
một chiều như giai đoạn trước, khi mà
người dân chỉ có thể tiếp thu thông tin
từ các cơ quan truyền thông của nhà
nước. Tuyên truyền lúc này phụ thuộc
nhiều vào hình thức và nội dung tuyên
truyền, có thực sự được đón nhận hay
không, có hấp dẫn và phù hợp với mọi
nhu cầu không.
Truyền hình Việt Nam đã nâng cao
chất lượng các bản tin thời sự, chính
luận, cập nhật thông tin thế giới, đồng
thời tăng nhiều chương trình giải trí hấp
dẫn như: phim truyện, hài, ca nhạc, trò
chơi… Do vậy, trong một môi trường
bùng nổ thông tin, người ta đã hướng
đến VTV như là điểm tựa. Hình ảnh tối
tối, cả gia đình ngồi quây quần xem tivi
và hình ảnh tivi có mặt trong mọi góc
gia đình, từ phòng khách, phòng ăn,
phòng ngủ… có thể là một minh chứng
cho nấc thang này.
Từ đặt chân, tìm chỗ đứng, chúng ta
đã chuyển sang chiếm lĩnh, kể cả trong
những giai đoạn kinh tế suy giảm, hoạt
động báo chí khó khăn, VTV vẫn giành
được niềm tin yêu trong công chúng và
sự hợp tác ngày càng mạnh mẽ của các
cơ quan, tổ chức, các tập đoàn kinh tế…
4
Tự chủ để phát triển
Trong thời kì bao cấp, thông tin là sự
phổ biến, là thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền của Đảng, nhà nước, được nhà
nước “nuôi” để làm nhiệm vụ đó, nhưng
trong thời kì kinh tế thị trường (theo định
hướng XHCN), ngoài nhiệm vụ tuyên
truyền, thông tin và truyền thông cũng
có khả năng làm ra tiền để nuôi nó và
phát triển.
Trong bối cảnh đất nước còn nghèo,
ngân sách eo hẹp, việc thu lệ phí truyền
hình cũng khó khăn và sẽ cản trở việc
người nghèo sử dụng truyền hình. Để
tăng cường nguồn lực tài chính, Đài đã
được giao sử dụng nguồn thu từ quảng
cáo để phát triển ngành (theo Quyết
định 605/TTg ngày 31/8/1996 của
Thủ tướng Chính phủ).
Muốn phát triển trong giai đoạn mới
không thể theo phương thức cũ, phải
hội nhập, ngang bằng với các nhà sản
xuất khác. Hình ảnh, âm thanh phải
chuẩn, máy móc phải hiện đại, con
người phải xuất sắc… Làm thế nào để
có kinh phí hoạt động thực sự là một
thách thức lớn. Và trong khi còn mang
trong mình thói quen đọng lại từ thời
bao cấp là dựa dẫm vào ngân sách,
VTV đã chủ động tạo nguồn lực bằng
việc thực hiện thí điểm khoán thu, chi tài
chính (theo Quyết định số 87/2001/
QĐ-TTg, ngày 01/6/2001 Thủ tướng
Chính phủ), đến năm 2003 được giao
chính thức và đến 31/5/2005, được
giao tự chủ về tài chính… Cơ chế này
đã tạo động lực mới, thu hút tài năng,
phát huy lao động sáng tạo, góp phần
đưa Đài THVN tương xứng vai trò là
Đài Truyền hình Quốc gia.
Trong hoàn cảnh đặc thù của Việt
Nam, đó là một lối đi phù hợp, vượt
qua thách thức, tạo nên một giai đoạn
phát triển.
5
Internet và cạnh tranh
toàn cầu
Chưa kịp mừng với những tiện ích
mà công nghệ số mang lại, chúng ta
đã phải đối diện một thách thức lớn, đó
là sự ra đời của truyền thông mới trên
internet với mạng xã hội.
Xuất hiện muộn hơn, nhưng Internet
đã ngay lập tức tiếp cận xã hội truyền
thông với tư cách của một gã khổng
lồ, nó không chỉ “san phẳng” thế giới
mà còn có khả năng “san phẳng” các
giá trị đã được sắp đặt. Nó giúp một
thanh niên “búng ra sữa” trở thành
tỉ phú trong vài năm và nó cũng đẩy
những đế chế truyền thông trở nên lao
đao trong thoáng chốc, nếu không nhìn
nhận kịp. Thách thức đó sẽ lại đòi hỏi
chúng ta có mô hình mới, cách làm mới.
Khó khăn trong công việc là điều
bình thường, nhưng khó khăn như đã
nêu thực sự là những thách thức. Điều
kì diệu là trước những thách thức, VTV
không chỉ
vượt qua
mà đã
vượt lên
, tạo
nên những nấc thang phát triển mới. Kỉ
niệm 45 năm, VTV đang mơ giấc mơ
Biển lớn.
Phải chăng đấy là nấc thang
mới sẽ có được khi vượt qua thách thức
hiện nay?
Vũ Thị Thanh Tâm