18
-
Truyền hình
1
Từ không đến có
Những năm 60 - 70
của thế kỉ trước, đối mặt
với muôn vàn khó khăn,
lãnh đạo Đảng, Nhà
nước vẫn trăn trở, mong
ước xây dựng một loại
hình báo chí đang phát
triển trên thế giới, đó là
Truyền hình. Thách thức đầu
tiên là, chúng ta đã bước ra
“xưng danh” với làng truyền thông
trong điều kiện chiến tranh, thiếu cả về
con người, vật chất và kĩ thuật…
Khắc phục điều đó, từ năm 1967,
Tổng Biên tập Trần Lâm đã kí với Viện
Phát thanh - Truyền hình Cuba một
hiệp định song phương đào tạo cán
bộ truyền hình. Tháng 4/1968, đoàn
gồm 16 người đã được cử sang Cuba
đào tạo 18 tháng, trong đó có những
người mà tên tuổi gắn liền với những
giai đoạn phát triển của Đài sau này...
Quan điểm chỉ đạo “khắc phục
hoàn cảnh” đã được thể hiện rõ tại
Quyết định 94/CP của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng kí ngày 18/5/1971, về việc
thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền
hình: “Dựa vào sức mình là chính, đồng
thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước
xã hội chủ nghĩa anh em, đảm bảo sử
dụng thật tiết kiệm các thiết bị, vật tư,
tiền vốn và lao động với hiệu quả cao”.
Tuy khởi đầu là một Ban thuộc Đài
Tiếng nói Việt Nam, nhưng với ngành
nghề và nhân sự thì đã mang dáng dấp
của một đài truyền hình thu nhỏ. Đài
tiếp tục lựa chọn nhiều cán bộ, phóng
viên đi đào tạo ở các nước XHCN (Hun-
gari, CHDC Đức, Liên Xô...). Thậm chí,
trong năm 1972, phải sơ tán và tạm
ngừng phát sóng, Đài vẫn liên tiếp mở
Từ phải sang: Giám đốc Xưởng phim VTTH Phan Ngọc và đồng chí Nguyễn Văn Hán,
Lê Thành Công trong chuyến công tác tại Matxcơva
MỖI THÁCH THỨC,
MỘT NẤC THANG PHÁT TRIỂN
Kỉ niệm 45 năm
ngày phát sóng chương
trình truyền hình đầu tiên, một
chặng thời gian lịch sử, trải qua
nhiều giai đoạn, cung bậc, đủ để
chúng ta chiêm nghiệm và phát hiện
một điều: 45 năm qua, trước mỗi
thách thức, Đài Truyền hình
Việt Nam lại có một bước
phát triển.
45
năm
VTV