Truyền hình
-
73
tiểu thuyết
Dư chấn
được sản xuất
tháng 9/2011 và ra mắt khán giả
Trung Quốc vào năm 2013. Bộ phim
dài 38 tập của đạo diễn Diêu Hiểu
Phong đã khắc họa lại chặng đường
xa cách 32 năm của gia đình hai chị
em sinh đôi Tiểu Đăng - Tiểu Đạt với
nhiều diễn biến cụ thể trong cuộc đời
các nhân vật sau cơn địa chấn kinh
hoàng. Bản truyền hình này tái hiện
một cách chân thực và chi tiết nhất
những tình tiết trong cốt truyện, theo đó
là câu chuyện cuộc sống của người mẹ
Lý Nguyên Ni và hai đứa con Vạn Đạt
và Vạn Đăng 32 năm sau cơn động
đất kinh hoàng đó. Đó là chuyện tình
của Vạn Đăng, cuộc sống hôn nhân tại
Mỹ hay những cố gắng trong cuộc
sống của cô được tái hiện một cách tỉ
mỉ trong bản phim mới này.
Nếu trong bản điện ảnh, diễn viên
Trần Đạo Minh đã rất thành công với
vai diễn Vương Đức Thanh, vai diễn đã
mang về cho anh giải Nam diễn viên
xuất sắc nhất tại Giải điện ảnh châu Á
Thái Bình Dương lần thứ 4, thì ở bản
truyền hình, nam diễn viên gạo cội của
điện ảnh Hoa ngữ Trương Quốc Lập
vào vai Vương Đức Thanh chưa may
mắn với các giải thưởng. Tuy nhiên, vai
diễn của anh đã khiến bộ phim trở nên
đằm sâu hơn trong các tình tiết giàu
cảm xúc.
Một điểm khác với bản điện ảnh,
bản truyền hình sẽ miêu tả sợi dây tình
cảm giữa hai chị em Vạn Đăng, Vạn
Đạt một cách rõ nét hơn. Khi vừa sinh
ra, bác sĩ nói rằng Vạn Đạt rất khó có
thể sống được, trong giây phút bà mẹ
Lý Nguyên Ni quyết định từ bỏ cậu, cô
bé Vạn Đăng đã nhẹ nhàng chạm tay
vào Vạn Đạt và kì tích đã xảy ra khi
cậu bé sống dậy.
Đường sơn đại địa chấn
phiên bản
truyền hình sẽ không thể thành công
nếu thiếu sự diễn xuất tuyệt vời của dàn
diễn viên nổi tiếng: Đồng Lệ Á, Vương
Nhược Tâm, Trần Tiểu Nghệ, Trương
Hán Dữ, Viên Văn Khang, Hứa Á
Quân... Các diễn viên đã thành công
khi lột tả được tâm lí của nhân vật, qua
đó đã để lại cho người xem nỗi ám ảnh,
bàng hoàng về những gì thiên tai đã
gây ra, nhưng cũng cho khán giả thấy
được sự ấm áp của tình người, sự thiêng
liêng, cao quý của tình cảm gia đình.
Theo đánh giá của giới chuyên
môn, với độ dài nhiều tập, phiên bản
truyền hình có nhiều không gian hơn
để khắc họa cuộc sống của các nhân
vật sau trận động đất đi qua, tuy nhiên,
tiếng tăm của bộ phim này chỉ ở mức
trung bình, đến độ nhiều người cũng
không hề biết đến sự tồn tại của nó.
Những con số
Đoàn làm phim đã chi 3 triệu nhân
dân tệ dựng bối cảnh quay, một con số
rất lớn đối với phim truyền hình Trung
Quốc. Đầu tiên là dựng bối cảnh
Đường Sơn trước động đất, sau đó dỡ
bỏ toàn bộ và dựng một Đường Sơn
mới. Cảnh tàn tích sau động đất được
dựng trên một khu nhà đang bị phá
dỡ. Cảnh động đất được cắt ghép từ
những đoạn phim điện ảnh chưa được
sử dụng và đoạn phim truyền hình
quay mới.
Đạo diễn Diêu Hiểu Phong chia sẻ,
Đường Sơn đại địa chấn
bản điện ảnh
của đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã đạt
được đỉnh cao khó có thể vượt qua,
nên áp lực đối với ông là rất lớn. Bất kể
bối cảnh, kịch bản hay diễn xuất, ông
đều yêu cầu khắt khe tới từng chi tiết.
Kế thừa những điểm nổi bật của phim
điện ảnh, đồng thời phát huy các góc
nhìn đa chiều của phim truyền hình,
sâu sắc hơn, đi sâu vào biến đổi cuộc
sống, dao động tâm lí, khiến mỗi tập
phim trở nên phong phú và hoàn
chỉnh. Đáng trân trọng hơn, đạo diễn
sử dụng thủ pháp phim nghệ thuật để
tái hiện một trận thảm họa thiên tai, kể
lại câu chuyện vượt qua thử thách và
sóng gió của tình cảm gia đình. Tính
nghệ thuật giúp biểu đạt của diễn viên
tinh tế hơn, đưa cảm xúc bộc phát
mãnh liệt hơn, lưu lại cho người xem dư
vị khó quên.
Tuệ Quân