Previous Page  27 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 27 / 92 Next Page
Page Background

27

Đăng Di cho biết, những cảnh nóng đã bị

cắt hết, mặc dù nó gắn kết chặt chẽ với

nội dung phim.

50 Sắc thái

, bộ phim17+

ở Mỹ, về Việt Nam bị cắt gần hết cảnh

nóng khiến bộ phim trở nên đơn điệu và tẻ

nhạt. Tất cả những bộ phim dán nhãn 16+

ở Việt Nam đều có một đặc điểm chung là

rời rạc, khó hiểu và không có gì để cấm vì

đã trải qua quá trình kiểm duyệt, cắt xén

hầu hết những đoạn có bạo lực và cảnh

nóng. Không có bất cứ cảnh nhạy cảm nào

nhưng bộ phim

Yêu

của Chi Pu và

Gil Lê vẫn bị dán nhãn 16+ với lí

do phim đồng tính không phù hợp

với người xem dưới 16 tuổi.

Sắp tới đây, cơ chế phân loại

phim theo độ tuổi sẽ được thông

qua. Phim sẽ được chia làm 4 loại:

Phim dành cho mọi lứa tuổi (dán

nhãn là P), Phim cấm trẻ em dưới

13 tuổi (C13), Phim không dành

cho người dưới 16 tuổi (C16) và

Phim cấm khán giả dưới 18 tuổi

(C18). Việc phân loại phim dựa

trên các tiêu chí về chủ đề, nội

dung, mức độ bạo lực, khỏa thân,

tình dục, ma túy, ngôn ngữ tục

và tính chất kinh dị có trong tác

phẩm điện ảnh. Ở mức cao nhất,

phim C18 được quy định cho loại

tác phẩm phản ánh những vấn đề

chính trị, xã hội, tâm lí, tội phạm

phù hợp với nhận thức, tâm sinh lí

của khán giả từ 18 tuổi trở lên. Tuy

nhiên, phim gắn nhãn C18 không

được có cảnh mô phỏng hoạt động

tình dục trái tự nhiên - như quan

hệ với trẻ em, loạn luân hay cảnh

khuyến khích sử dụng ma túy và

các chất gây nghiện. Hi vọng, việc

phân loại này sẽ giúp khán giả có

sự lựa chọn phù hợp khi đi xem

phim, đồng thời cũng được thưởng

thức một bộ phim ít bị cắt xén nhất.

xung quanh quy định

về cảnh nóng

Huân tước David Puttnam, đặc phái

viên của Thủ tướng Anh về thương

mại tại: Việt Nam, Lào, Campuchia và

Myanmar, cho rằng: “Không riêng gì ở

Việt Nam, tất cả nền điện ảnh đều có sự

kiểm duyệt của nó. Nhưng tôi tin, sự kiểm

duyệt sẽ trưởng thành và phát triển cùng

với sự đi lên của xã hội”. Ở Mỹ, cũng

từng có quy định là cảnh hôn nhau trên

màn ảnh, mỗi lần không quá 3 giây. Vì

thế, giới điện ảnh đành phải cho nhân vật

hôn nhau 2 giây rưỡi, nhưng bù lại, họ để

cho nhân vật trong phim hôn nhiều lần.

Chi Pu và Gil Lê trong phim

Yêu

Phim Bi đừng sợ

Dần dần, người ta thấy quy định như thế

cũng chẳng có ích lợi gì: nửa giây không

đủ làm nên thuần phong mĩ tục, trong khi

phim thì phải bán vé, phải có người xem,

phải phục vụ xã hội, thành ra họ không

cấm nữa mà phân loại phim theo độ tuổi.

Câu chuyện này khá giống với quy định

cảnh nóng không quá 5 giây dù đã được

dán nhãn 18+ đang gây tranh cãi dữ dội ở

Việt Nam. Nhiều đạo diễn cho rằng, quy

định này sẽ kìm hãm sự sáng tạo nghệ

thuật vì nếu cảnh nóng đặt sai chỗ thì một

giây cũng là thừa còn đặt đúng chỗ thì

nhiều khi 5 giây không diễn tả được điều

gì. Hơn nữa, khán giả bây giờ cũng không

bị ảnh hưởng quá nhiều bởi một bộ phim,

đặc biệt là khi đã đủ 18 tuổi. Họ đủ khả

năng tiếp nhận thông điệp mà các nhà làm

phim muốn truyền tải, đủ trình độ để thẩm

định và cũng đủ bản lĩnh để phân biệt

được cái gì nên hoặc không nên làm.

Mỗi quốc gia lại có những đặc điểm

và quy định riêng, ở Việt Nam, sự can

thiệp của kiểm duyệt vẫn thực sự cần thiết.

Trong thời buổi mà bất cứ ai cũng có thể

trở thành nhà sản xuất phim thì cánh cửa

kiểm duyệt chính là tấm lá chắn, ngăn

không cho những “thảm họa” tràn lan trên

thị trường. Không dễ để tìm được tiếng

nói chung giữa người sản xuất và người

kiểm duyệt. Nhưng nếu cả hai phía đều

làm việc có tâm, đặt lợi ích của khán giả

lên hàng đầu thì khoảng cách này sẽ ngày

càng thu hẹp lại.

Bảo Anh

Nếu như ở nước ngoài, đạo diễn có thể thoải mái với những cảnh quay đẫm máu thì tại Việt Nam, các

bộ phim đều phải qua một lớp kiểm duyệt kĩ càng để tránh những cảnh quá bạo lực, phản cảm. Điều

này cũng giảm đi sức hấp dẫn của một bộ phim hành động. Thay vì kêu ca thì nên nghĩ ra một cách làm

khác sao cho phim vẫn hấp dẫn mà lại không phạm luật. Chẳng hạn như thay cảnh bạo lực bằng những

màn rượt đuổi mạo hiểm, sử dụng nhiều kĩ xảo hiện đại, cũng có thể khiến khán giả “thót tim”.

(Nhà sản xuất Trương Ngọc Ánh)

Bất cứ nền điện ảnh nào cũng có những quy định riêng phù hợp với phong tục tập quán của nước đó và

chúng ta nên tuân thủ. Luật kiểm duyệt ở nước ta có làm khó các nhà sản xuất hay không, tất nhiên là

có rồi. Nhưng không phải là không có cách làm ra được một bộ phim hay, đâu cứ nhất thiết phải có cảnh

nóng thì mới hấp dẫn. Quan trọng là cách chúng ta kể câu chuyện của mình như thế nào thôi.

(Nhà sản xuất Thanh Thúy)

Điện ảnh là lĩnh vực phải có sự cá biệt, có dấu ấn cá nhân của câu chuyện, của đạo diễn. Cứ cắt xén mãi,

phim nào ra mắt cũng tròn trịa, mất đi sự gai góc thì không thể nào có những bộ phim nổi trội được.

(Đạo diễn Phan Đăng Di)