25
Ngoài nói tiếng phổ thông, trẻ em đều
biết nói tiếng của dân tộc mình, cho nên
tiếng nói của dân tộc Cao Lan được bảo
tồn rất tốt. Bên cạnh đó, thôn còn giữ
được khoảng 70% nhà sàn truyền thống”.
Hết mình “bảo vệ” Sình ca
Để có thể bảo vệ được Sình ca trong
thời đại kỉ nguyên số với nhiều trường
phái âm nhạc đa dạng và phong phú là
một điều rất khó và cần sự kiên trì bền
bỉ, sự đoàn kết của toàn thành viên trong
làng. Thế nên, bên cạnh những người
mệt mài đưa văn hoá Sình ca đến với cả
nước, làng còn có những đội văn nghệ
không chuyên ngày ngày tập luyện Sình
ca để từ đó đưa tiếng hát Sình ca đi sâu
vào trong tiềm thức của mỗi người con
Cao Lan từ thuở lọt lòng đến những
người đã có tuổi.
Trong cộng đồng dân tộc Cao Lan,
nhắc tới ý chí bảo tồn văn hoá Sình Ca,
người ta nhớ tới ông Sầm Văn Dừn. Để
gìn giữ làn điệu Sình ca, hơn 20 năm
qua, ông Dừn đã nỗ lực không ngừng
để truyền dạy làn điệu này cho cộng
đồng dân tộc Cao Lan. Ông đã thành lập
được hai đội văn nghệ, một đội cao tuổi
và một đội trẻ tuổi. Với các tiết mục tự
sáng tạo, tự phát triển. Đội văn nghệ trẻ
tuổi đã cùng ông đi biểu diễn ở rất nhiều
nơi và giành nhiều giải thưởng, cũng
như nhận được sự yêu mến của nhiều
người. Bên cạnh đó, ông còn giúp các
thôn, xóm trong xã dàn dựng nhiều tiết
mục văn nghệ để biểu diễn trong các
dịp Lễ, Tết. Trong ngôi nhà sàn truyền
thống, ông Sầm Văn Dừn dành một góc
trang trọng để kê những tập sách cổ viết
về Sình ca và văn hóa truyền thống của
người Cao Lan. Hiện nay, ông Dừn gìn
giữ được 17 bộ sách cổ về văn hóa dân
tộc Cao Lan và 8 bộ sách cổ về Sình ca,
một số cuốn có từ hơn 500 năm trước.
Hàng ngày, ông dịch những cuốn sách cổ
đó từ tiếng Hán sang tiếng phổ thông để
truyền dạy cho mọi người.
Người Cao Lan tự nhận thức được
việc cần thiết phải bảo tồn bản sắc văn
hóa dân tộc nên các thành viên trong đội
đều luyện tập rất chăm chỉ và lấy đó là
niềm vui sau mỗi ngày làm đồng vất vả.
Họ hát Sình ca vì đam mê, vì tình yêu
dành cho Sình ca quá dỗi lớn lao. Ông
Đoàn Khắc Mười, chủ tịch UBND xã
Kim Phú (Yên Sơn, Tuyên Quang) cho
biết: “Xã Kim Phú có 11 dân tộc anh
em, trong đó dân tộc Cao Lan có ý thức,
trách nhiệm và cách làm rất hay trong
vấn đề tự bảo tồn tinh hoa văn hóa của
dân tộc mình. Do đó, bản sắc văn hóa
của dân tộc Cao Lan trong xã vẫn còn
giữ được những nét nguyên sơ nhất. Để
khuyến khích, giúp đỡ đồng bào dân tộc
Cao Lan bảo tồn bản sắc văn hóa, hàng
năm xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
hỗ trợ về trang phục... hướng tới bảo tồn
và phát triển làng văn hóa dân tộc Cao
Lan; lấy đây là tấm gương để các dân tộc
anh em trong xã noi theo”...
Cộng đồng Cao Lan ở thôn Trại
Khách nói riêng và toàn tỉnh Tuyên
Quang nói chung có quyền tự hào vì nỗ
lực giữ gìn bản sắc của dân tộc mình
đang mang lại rất hiệu quả. Bên cạnh đó,
viễn cảnh về một ngôi làng trù phú cũng
đang mở ra với người dân nơi đây. Bởi
trong “Quy hoạch phát triển sự nghiệp
văn hóa tỉnh Tuyên Quang đến năm
2020”, thì trong giai đoạn 2013 - 2015,
đây sẽ là nơi xây dựng “Làng văn hóa
dân tộc Cao Lan”. Những ưu đãi của nhà
nước như một sự ủng hộ tinh thần cho
người Cao Lan để cộng đồng dân tộc nơi
đây ngày càng nâng cao ý thức bảo tồn
văn hoá của dân tộc mình. Và tinh thần
ấy sẽ lan toả sâu rộng đến các thế hệ sau.
Rời làng Cao Lan khi trời đã ngả về
trưa, tiếng Sình ca:
Cây gẫy chết vì tham
lắm quả/Người chết yểu vì miệng nói
ngoa
... vẫn còn văng vẳng bên tai. Tâm
trạng có phần vui tươi bởi những gì được
nghe, được kể, được chứng kiến khiến
chúng ta tin rằng, Sình ca sẽ vẫn còn tồn
tại vững chắc và toả sáng lâu dài.
Hà Hương Phúc
Người Cao Lan nỗ lực giữ gìn điệu Sình Ca