Previous Page  24 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 24 / 92 Next Page
Page Background

24

“Hàng hiếm” của văn hoá Việt

Tôi được thưởng thức Sình ca một

lần, cách đây từ rất lâu, hình như là vào

dịp Tuyên Quang có lễ hội đường phố.

Tại thời điểm ấy, giữa sự ồn ào, náo

nhiệt của lễ hội, ánh đèn sân khấu lấp

lánh nhưng khi điệu nhạc Sình ca cất lên

lại khiến mỗi người phải tĩnh tâm lại mà

lắng nghe và cảm nhận. Tôi ấn tượng với

Sình ca ngay lúc ấy và luôn nung nấu ý

định tìm hiểu về Sình ca. Đó giống như

một “mối lương duyên” để đưa bản thân

đến với làng dân tộc Cao Lan - nơi có

những con người ngày đêm say sưa với

làn điệu của dân tộc mình.

Sình hay “Sịnh, sềnh” theo tiếng Cao

Lan có nghĩa là “thần, chúa” có uy lực

ngang với các vị thần sông, thần núi...

Sình ca là lối hát đối đáp giao

duyên giữa nam và nữ. Những cuộc hát

Sình ca kéo dài đến 12 đêm; mỗi đêm

hát có chủ đề riêng với các nội dung:

tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất

nước, tình yêu đôi lứa, tình yêu trong lao

động sản xuất, hát về khát vọng ước mơ

hạnh phúc. Tuy không có nhạc nhưng

mỗi câu hát ngân lên lại có sức lan tỏa

rất lớn, đây là điều đặc biệt mà chỉ có âm

nhạc Sình ca Cao Lan mới có được.

Ngoài làn điệu Sình ca, thứ đi kèm

với nó để đi sâu vào lòng người hơn

cũng mang lại sự độc đáo không hề thua

kém. Đó là những điệu múa như: múa

nón, múa quạt, múa tung còn, múa khai

đèn... Những động tác nhịp nhàng, uyển

chuyển, vui tươi trong các điệu múa hòa

cùng làn điệu Sình ca tạo thành như một

“thỏi nam châm” hút hồn những người

yêu quý đặc sản văn hoá dân tộc.

Nói đến Sình ca, nói đến điệu múa

thì cũng phải nhắc đến những ngôi nhà

sàn cổ của làng Cao Lan. Đây cũng là

một trong những nét rất riêng không pha

lẫn của ngôi làng này. Ông Hoàng Liên

Sơn, trưởng thôn 15 Trại Khách cho biết:

“Thôn có hơn 90 hộ, trong đó 97% là

dân tộc Cao Lan với nhiều dòng họ lớn

như: họ Tiêu, họ Hoàng, họ Vi, họ Lâm...

Chúng tôi về thăm làng dân tộc Cao Lan ở thôn Trại Khách, xã

KimPhú, huyệnYên Sơn, tỉnhTuyênQuangvàomộtngàytiếttrời

cóđôi phần“yêuchiều”chosựmongmỏi củakháchđếnchơi. Nơi

đây đúng như những gì người ta ca tụng - đúng chất một ngôi

làng cổ của người dân tộc Cao Lan, có những con người đang

cùng chung lí tưởng giữ gìn nét văn hoá truyền thống hát

Sình ca của dân tộc mình trước nguy cơ bị mai một trong kỉ

nguyên công nghệ số.

Nét văn hóa độc đáo

của người Cao Lan

Sình ca

Nghệ Nhân Sầm Dừn - Người hát Sình Ca nổi tiếng tỉnh Tuyên Quang,

đồng thời ông được coi như bảo tàng sống của văn hóa Cao Lan ở xứ Tuyên

VTV

Văn hóa

Giải trí