Previous Page  21 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 21 / 92 Next Page
Page Background

21

Phần lớn thành công của ITV trong

giai đoạn gần đây là nhờ vào công

chèo lái của Giám đốc điều hành Adam

Crozier từ năm 2010, người đã quyết

định giảm bớt sự phụ thuộc của nhà Đài

vào thị trường quảng cáo nội địa. Cũng

từ đó, ITV trở thành một ngôi nhà sản

xuất nội dung gốc lớn hàng đầu nước

Anh. Hãng phim ITV Studios đã sản

xuất hơn 7 ngàn giờ nội dung một năm,

bao gồm các bộ phim như

Poldark

(Anh

hùng Poldark) (đã được bán bản quyền

tới 107 quốc gia), và

Hell’s Kitchen

(Nhà

bếp địa ngục) (196 quốc gia). Không

chỉ là một nhà sản xuất tỉnh táo, Crozier

còn là một nhà kinh doanh nhạy bén khi

mua lại các công ty sản xuất

như Talpa Media (đơn vị sản

xuất

The Voice

), hay Leftfield

Pictures (đơn vị sản xuất

Real

Housewives of New Jersey

).

Trớ trêu thay, chính sách

thôn tính có phần “hung hăng”

đã đẩy ITV trở thành mục

tiêu săn lùng của những “con

mãnh thú” khác. Chuyên gia

phân tích truyền thông Claire

Enders nhận xét, ITV là một

doanh nghiệp đầy sức hấp dẫn. Ngành

công nghiệp giải trí thế giới bị thống trị

bởi hàng trăm công ty truyền thông tên

tuổi, nhưng chỉ có một số ít trong đó thực

sự đạt được hiệu quả kinh doanh thực sự.

Ông chủ của hãng truyền hình trả

tiền khổng lồ Liberty Global là John

Malone đã chọn thời điểm ra tay không

thể đúng lúc hơn thế, khi mua trọn 9,9%

cổ phần của đài truyền hình hàng đầu

nước Anh ITV. Việc Liberty Global cũng

đồng thời sở hữu công ty truyền hình trả

tiền Virgin Media (Anh) là một nguyên

nhân sâu xa dẫn đến tình trạng chống độc

quyền. Nhờ vậy mà hãng NBCUniversal

cũng được gợi ý mua lại ITV. Tuy vậy,

khi được hỏi về khả năng đấu thầu mua

ITV trong một hội nghị vào mùa hè năm

ngoái tại London, giám đốc điều hành

NBCUniversal là Steve Burke vẫn chưa

đưa ra một lời hứa hẹn nào rõ rệt: “Tôi

không có gì để nói ở đây cả!”.

Theo nhận định của Tim Westcott,

chuyên gia phân tích cao cấp của HIS,

việc sở hữu các công ty sản xuất nội

dung có thể bán ra toàn cầu là lí do khiến

ITV trở thành mục tiêu của các công

ty truyền thông Mỹ. ITV không phải là

kênh truyền hình duy nhất nằm trong

tầm ngắm của các công ty ngoài biên

giới Vương quốc Anh. Chính phủ nước

này cũng đang cân nhắc việc tư nhân hóa

Channel 4, một kênh truyền hình công

cộng được kiếm doanh thu từ quảng cáo.

Tuy nhiên, đặc tính thuộc về sở hữu công

khiến Channel 4 có thể khó tiếp cận với

các công ty truyền thông nước ngoài,

xuất phát từ việc Chính phủ lo ngại việc

bị chi phối nội dung bởi các nhà lãnh đạo

nước ngoài, dẫn đến tình trạng khó kiểm

soát trong tâm lí của người dân.

Tình hình chính trị của nước Anh có

xu hướng diễn biến phức tạp kể từ sau

cuộc trưng cầu dân ý Brexit. Bất kì nỗ

lực nào nhằm cố gắng thay đổi Brexit

bao gồm cả những ảnh hưởng từ truyền

hình đều không được lòng các chính trị

gia Anh quốc. Tại Anh, kênh Channel 4

có vai trò rất quan trọng trong việc định

hướng hệ tư tưởng của người dân. Sự

biến mất một kênh truyền hình công

cộng do bị nước ngoài thâu tóm có thể

gây ra những tổn hại khó lường. Các

chuyên gia cho rằng, việc bán Channel 4

cho một chủ sở hữu tư nhân là điều khó

xảy ra vào thời điểm hiện tại, bởi Chính

phủ Anh còn đang đau đầu với nhiều vấn

đề chính trị quan trọng hơn, bao gồm cả

Brexit.

Mua đi, bán lại không chỉ là câu

chuyện đáng lo ngại nhất của các nhà

đài tại Anh. Khi xu hướng xem truyền

hình đang dịch chuyển dần lên mạng trực

tuyến thì cũng là lúc các nhà đài phải

xoay sang xu hướng đầu tư trực tuyến,

điển hình như dịch vụ BBC iPlayer hay

ITV Hub. Hiện nay, Chính phủ Anh đã

quyết định cho phép các công ty sản xuất

độc lập cạnh tranh công khai khi hợp

tác với Đài truyền hình quốc gia BBC,

cũng như cho phép BBC sản xuất nội

dung cho các đài khác. Đây là một cơ hội

mang tính bước ngoặt đối với đài truyền

hình công cộng lớn nhất nước Anh, cho

phép gia nhập sâu rộng hơn nữa trong thị

trường truyền thông. Khách quan mà nói,

cạnh tranh là một điều tốt đẹp, nó sẽ thúc

đẩy sự phát triển mang tính tự nhiên cho

thị trường truyền hình tại quốc gia này.

Diệp Chi

(Theo Variety, Guardian)

Trụ sở Channel

Trụ sở ITV

Trụ sở BBC