Previous Page  19 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 19 / 92 Next Page
Page Background

19

Khi đến Bình Long, chúng tôi thuê

nhà ở sát nhà anh chị Khiên, bé Thìn.

Ngày ngày chúng tôi sang trò chuyện, ăn

cơm cùng gia đình, và dần dần có được

sự gần gũi và sẻ chia từ gia đình anh

Khiên. Nhân vật chính là bé Thìn thì vô

cùng đáng yêu và hoà đồng. Chỉ sau ít

ngày chơi đùa, tôi và cháu đã có những

tình cảm gần gũi thân thương. Cái khó

là tiếp cận với gia đình chị Liên - người

dân tộc S’tiêng. Khó là vì dân tộc S’tiêng

theo chế độ mẫu hệ. Họ rất coi trọng nữ

giới. Khi chị Liên sinh bé Yến có các đặc

điểm khác hẳn với dòng tộc (da trắng, nhỏ

nhắn, tóc không xoăn...) người trong bản

đều nghĩ cháu là “trời cho”. Nên khi gia

đình anh Khiên tìm đến nhà chị Liên, cả

gia đình chị và dân trong bản đều phản

đối gay gắt. Sau một thời gian thuyết

phục gia đình về mục đích ghi hình của

chúng tôi thì chị Liên đã đồng ý.

Câu chuyện xảy ra cách đây gần

4 năm... Khoảng thời gian không dài

nhưng đủ khiến đoàn làm phim gặp

nhiều khó khăn, nhất là về mặt hình

ảnh

cũng như xác minh độ chính xác

của thông tin? Anh đã làm thế nào để

xử lí hai vấn đề đó?

Tôi không nghĩ đến độ khó của

việc xác minh thông tin bởi bản thân

câu chuyện đã có sức nặng thẩm định.

Không ông bố bà mẹ nào tự nhiên lại

muốn đổi đứa con mình bế bồng, chăm

bẵm từ khi đỏ hỏn đến gần 4 tuổi với

một đứa bé khác. Hơn thế, về hình dáng

bên ngoài, nhìn là có thể thấy sự khác

biệt giữa bé Thìn và anh chị Khiên cũng

như bé gái con đầu của anh chị. Do vậy,

chúng tôi tin chắc là có sự nhầm lẫn và

quyết định chỉ bám theo diễn tiến sự việc

thôi. Mặt khác, chúng tôi cũng may mắn

được phía gia đình anh Khiên cung cấp

một số tư liệu âm thanh, hình ảnh được

gia đình ghi lại bằng điện thoại. Chất

lượng hình ảnh, âm thanh tuy có kém

nhưng về tính chân thật thì nguồn tư liệu

này có giá trị vô cùng. Do vậy, chúng

tôi chỉ sử dụng một cụm cảnh ngắn của

phim để làm tăng thêm sự chân thực, li

kì và hấp dẫn của câu chuyện.

Thông qua cách kể chuyện dung

dị, những diễn biến tâm lí của những

người trong cuộc đã được lột tả như

thế nào?

Như tôi đã chia sẻ ở trên thì bản thân

câu chuyện đã rất xúc động và đau lòng.

Nó vừa có tính đời vừa có tính thời sự

rất cao. Chúng tôi theo sát diễn tiến quá

trình thương thảo giữa bệnh viện và gia

đình, cách đối diện của mỗi bên, các

động thái của bệnh viện, thái độ của

người thân, cách họ tiếp nhận con cháu

mình. Một đứa bé gần 4 tuổi vốn hiếu

động tươi vui trở nên thẫn thờ trước mọi

thứ, rồi khi bé lặng người và van xin

đừng đổi con… Bản thân câu chuyện

đã quá mạnh. Việc chúng tôi cần làm là

quan sát, thu lượm lại, cố gắng với tâm

thế người ngoài cuộc. Thế nhưng, phải

nói thật, rất khó để cảm xúc cá nhân

không xen vào.

Qua những sự việc và cách giải

quyết, bộ phim còn phơi bày cả những

toan tính kinh tế, tiền bạc của người

trong cuộc. Anh nghĩ sao về điều này?

Một ông bố mong muốn sớm nhận

lại con - anh Khiên. Ngược lại, một ông

bố chưa từng một lần đoái hoài đến đứa

của con mình bỗng chốc trở về sau sự

việc nhầm lẫn - anh Tuấn để đề nghị số

tiền bồi thường 120 triệu từ bệnh viện

thì mới trao bé. Từ cuộc điện thoại riêng

đến sự phản đối công khai tại buổi trao

hai bé về với đúng gia đình của mình đã

cho người xem thấy được bản chất của

một người… Và rồi, sau những căng

thẳng của buổi thương thảo lần thứ 4

giữa bệnh viện và hai gia đình thì tình

thương đã chiến thắng tiền bạc, đi đến

sự đồng nhất là: Tiền bạc không quan

trọng để con cháu được về đúng với gia

đình mình.

Bộ phim vừa giành được HCB

thể loại phim tài liệu tại Liên hoan

THTQ lần thứ 36, gợi cho người xem

nhiều điều đáng suy ngẫm. Sau khi tác

phẩm nhận được rất nhiều phản hồi

tích cực, anh có mong muốn gì?

Khi tôi ghi hình tại bản Sóc, lúc bé

Thìn phải trở về với mẹ ruột, gia đình

gốc của mình, tôi rất nhớ con gái tôi. Khi

làm hậu kì, tôi lại rất nhớ bé Thìn và bé

Yến. Tiếng cười giòn tan của bé Thìn khi

diễn kịch lại câu chuyện cổ tích với chị,

dáng điệu thơ thẩn khi nhớ mẹ nhớ chị

ngoài thị xã, tiếng cánh cửa ôtô đóng sập

khi đưa bé Yến về với mẹ ruột - mặc cho

tiếng khóc xé lòng. Và rồi, khi về với

bố mẹ đẻ của mình, các con vẫn chưa

thể hoà nhập ngay được. Một bất cẩn

cách đây gần 4 năm đã để lại những tổn

thương lớn lao trong cuộc đời của hai

đứa trẻ và cả người lớn hai bên gia đình.

Tôi hi vọng, bộ phim tài liệu

Hai đứa trẻ

thấm đẫm chất liệu đời sống cùng những

cung bậc cảm xúc và giá trị nhân văn sẽ

đọng lại trong lòng khán giả những suy

ngẫm, dù là y bác sĩ, là người làm cha

làm mẹ, hay là bất kì ai, ở bất kì ngành

nghề nào.

Cảm ơn anh!

Yến Trang

(Thực hiện)

Bé Yến và bé Thìn bên ba Khiên sau khi 2 bé đã được trao đổi về

đúng với gia đình mình

Bé Yến và bé Thìn bên mẹ Nga sau 1 tháng trao đổi.

Cuối tháng 7/2016 anh chị Khiên đã làm

thủ tục nhận bé Thìn làm con nuôi, bé ở

với anh chị để đi học cùng bé Yến. Nhưng

sau một thời gian ng n, vì những lí do

riêng bé Thìn đã trở về sống với mẹ đẻ...