20
T
ruyền hình xứ sở sương mù
đang được đánh giá là một
“miếng bánh” hấp dẫn đối với
các hãng truyền thông quốc tế.
Để nói về sức hút về mặt nội dung của
truyền hình Anh hiện nay, chương trình
The Great British Bake Off
(Cuộc thi
Nướng bánh Vương quốc Anh) có lẽ là
tấm gương phản chiếu rõ rệt nhất.
Không phải
Masterchef
hay
Iron
Chef
, cả hai bờ của Đại Tây Dương đều
đang lên cơn cuồng với nghệ thuật làm
bánh của người Anh. Mùa thứ 2 của
chương trình
The Great American Baking
Show
(mua bản quyền từ
The Great
British Bake Off
) lên sóng trên kênh
truyền hình ABC hồi đầu tháng 12/2016,
tiếp tục nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
của khán giả xứ cờ hoa. Làn sóng hâm
mộ chương trình và thích thú với những
chiếc bánh ngọt nướng theo nhiều kiểu
cách khác nhau đang trở thành xu hướng
thời thượng tại Mỹ.
Tại Anh,
The Great British Bake Off
cũng là một trong những chương trình
truyền hình “nóng” nhất hiện nay. Cuộc
thi tìm ra người có đôi tay nướng bánh
khéo nhất ra mắt lần đầu tiên trên kênh
BBC 2 vào tháng 8/2010. Sau một
thời gian, nhanh chóng leo lên vị trí
số 1 trong những chương trình ăn khách
nhất tại Anh,
The Great British Bake Off
được chuyển sang phát sóng trên kênh
BBC1 trong 5 mùa kế tiếp. Hiện nay,
chương trình đã trở thành một phần văn
hóa quan trọng của nước Anh. Nhiều thí
sinh tham gia và một số quán quân đã
trở thành những thợ làm bánh nổi tiếng
như: Edd Kimber, Joanne Wheatley, John
Whaite, Frances Quinn… Thậm chí, nhờ
The Great British Bake Off
, quản lí công
nghệ nướng bánh đã trở thành một trong
những khóa học “hot” cho các du học
sinh du học tại Anh.
The Great British Bake Off
đã 5 lần
được đề cử ở hạng mục
Chương trình
truyền hình miêu tả
trong giải truyền
hình BAFTA. Nhờ thành công vượt
trội của
The Great British Bake Off
mà
người dẫn chương trình là “Nữ hoàng
làm bánh” Mary Berry dù đã 80 tuổi
nhưng đã vượt qua rất nhiều minh tinh
và người mẫu nóng bỏng để lọt vào
danh sách 100 phụ nữ quyến rũ nhất
hành tinh năm 2015.
Sức hút về mặt nội dung cộng thêm
những biến động về chính trị đã khiến
truyền hình Anh trở thành mục tiêu nhòm
ngó của nhiều công ty truyền thông quốc
tế. Bản hợp đồng trị giá 14,6 tỉ USD gần
đây, chứng kiến hãng 21 st Century Fox
(Mỹ) tiếp quản nhà kinh doanh truyền
hình trả tiền hàng đầu châu Âu tại Anh
là Sky, đã nhấn mạnh thực tế về sự sụt
giảm giá trị của đồng bảng Anh, một hệ
quả sau khi người dân Anh ủng hộ Brexit
(Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU)
trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6
năm ngoái. Nhiều dự đoán cho rằng, kinh
tế Anh sẽ bước vào thời kì suy thoái,
khiến giá trị của nhiều hãng truyền thông
bị sụt giảm.
Đứng đầu danh sách này phải kể
đến Đài ITV, kênh truyền hình thương
mại đã có công đưa bộ phim
Downton
Abbey
(Lâu đài Downton) đến hàng triệu
hộ gia đình tại Vương quốc Anh. Kể từ
năm 2009, doanh thu của ITV luôn tăng
trưởng 58%, tương đương khoảng 3,77
tỉ USD, trong đó doanh thu ngoài quảng
cáo tăng gấp đôi (tương đương 2,11 tỉ
USD). Trong 9 tháng đầu năm 2016,
ITV đã chiếm lĩnh 21% lượng khán giả
tại Anh, nhờ các cuộc thi ăn khách như
Britain’s Got Talent
và
The X Factor
, bên
cạnh các bộ phim truyền hình hit như
Coronation Street
(Phố Coronation) và
Victoria
(Cô gái di cư)…
Truyền hình Anh
Nỗi lo bị thôn tính
Truyền
Anhđangtrải qua
giai đoạn bất ổn khi c c kênh
truyền hình tại x s sương
mù tr thành m c tiêu thôn
tính c anhiều công tytruyền
thông qu c tế.
Cuộc thi
Nướng bánh
Vương quốc Anh
Phim Poldark
VTV
hồ sơ
truyền hình