48
Chuyện nhỏ mà không nhỏ
Thiếu niên nói
hướng tới học sinh thuộc
cả ba cấp học: tiểu học, trung học cơ sở,
trung học phổ thông. Với biên độ tuổi rộng
như vậy, khá dễ để khán giả nhận ra sự
khác biệt về tính tình, cách thể hiện của các
nhân vật. Trong khi học sinh THPT có xu
hướng giãi bày, tâm sự nhiều với bạn bè,
các câu chuyện có phần tương đối nghiêm
túc, tập trung vào các vấn đề nảy sinh ở
lớp, định hướng thi cử, học hành… thì lứa
tuổi nhỏ hơn là không khí sôi nổi, vui vẻ với
sự dễ thương, đáng yêu, hài hước từ học
sinh THCS, thậm chí là các bé đang tuổi
tiểu học. Có lẽ chưa bị áp lực như các anh
chị về chuyện học hành, hướng nghiệp,
còn được sự bao bọc, tương tác nhiều với
cha mẹ nên đây chính là “nguồn cơn” cho
1001 những mẩu chuyện nhỏ vừa riêng tư
lại rất dễ tạo được sự đồng cảm với đông
đảo khán giả.
Đại diện ekip sản xuất
Thiếu niên nói
cho biết: “Khi quyết định thực hiện phiên
bản Việt cho một format đã rất thành công
ở Trung Quốc, chúng tôi xác định bước vào
một thử thách hoàn toàn khác biệt so với
những chương trình giải trí quen thuộc.
Thiếu niên nói
có dạng lứa tuổi đặc trưng
và nội dung, thông điệp cần phải đầy đặn,
mạnh mẽ trong mỗi tập phát sóng”. Format
tưởng như đơn giản với tập hợp hàng chục
mẩu chuyện nhỏ mỗi tập hóa ra lại tạo nên
áp lực rất lớn cho quá trình sản xuất để có
thể chọn lựa được những gì vừa gần gũi
đời thường, vừa có tính tác động rộng rãi,
vừa có thể chạm tới cảm xúc mà không
cần phải giáo điều hay “đao to búa lớn”. Số
lượng câu chuyện để ghi hình thực tế lớn
gấp rưỡi, có khi gấp đôi những gì đã chắt
lọc lên sóng. Chia sẻ về tiêu chí của
Thiếu
niên nói
, đại diện nhà sản xuất cho biết:
“Chúng tôi phải có sự chọn lựa để không
trùng lắp, để nói lên được tiếng nói của số
đông và những câu chuyện thật sự cần cho
cộng đồng, xã hội cũng như cần cho các
bé trong sự phát triển, trưởng thành, nói
chung là có ích cho trẻ”.
Khi học đường thay đổi
Một trong những điều mà ekip thực
hiện từng lo lắng là tâm lí e ngại đám đông,
rụt rè, không thoải mái thể hiện chính kiến
của thiếu niên Việt Nam. Nếu các em
không hợp tác, lảng tránh chia sẻ, hoặc bị
quá nhiều áp lực dẫn đến việc bày tỏ suy
nghĩ một cách sách vở, gượng ép thì sẽ
thiếu tự nhiên, ít mang lại cảm xúc. Một
thực tế khác là một số phụ huynh, thầy cô
cũng không muốn cảm giác “vạch áo cho
người xem lưng” nên có sự dè dặt tham
gia, tương tác với học trò, con cái trước
đám đông. Nhưng vượt lên trên sự lo lắng
ban đầu,
Thiếu niên nói
đang đi được một
Học đường thay đổi
Dù lên sóng chưa lâu,
Thiếu niên nói
đã mang đến nhiều cảm xúc mới về câu
chuyện học đường. Vui có, xúc động có, nhiều nụ cười, không thiếu nước
mắt… nhưng ấn tượng mạnh mẽ nhất từ chương trình đó là sự thay đổi
trong cách nhìn nhận đối với lứa tuổi cắp sách tới trường cũng như nhiều
thay đổi rõ rệt trong tam giác quan hệ: thầy cô - gia đình - học sinh.
MC Khả Ngân và Jun Phạm
MC Khả Ngân và Gil Le dẫn dắt chương trình
Học sinh giãi bày tâm sự trên “bục dũng khí”
Phía sau màn hình