47
Không chỉ nghĩ đến bản thân, những người
trẻ như: Khoa, Cân, Viễn, Uyên trong phim
còn dám đứng lên chống lại bất công xã hội,
đấu tranh bảo vệ sức khoẻ và tương lai ngôi
làng chung của họ. Những yếu tố mới mẻ
của sự đổi mới, hội nhập, câu chuyện của
những thanh niên mới lớn mang khát vọng,
ước mơ làm giàu. Họ thất bại, va đập, rồi
nhận ra bài học cho mình. Phim còn muốn
đề cao những giá trị truyền thống của gia
đình, tình làng nghĩa xóm.
Cô gái nhà người ta
còn mang đến cho
khán giả những tiếng cười bằng những
mảng miếng hài được lồng ghép trong
từng chi tiết, tình huống một cách khéo
léo, nhẹ nhàng. Những gương mặt như
Việt Bắc, Quang Tèo, Đình Tú... đã làm tốt
vai trò tấu hài của mình, khiến câu chuyện
phim rất dễ xem và dễ ngấm. Ngay cả
những trường đoạn đám tang bà Hưởng,
chuyện Viễn bị ung thư cũng không quá
nặng nề. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng,
chuyện phim hài hước, nhẹ nhàng cũng
là điểm trừ lớn nhất của phim
Cô gái nhà
người ta
. Trong xu hướng phim truyền
hình đang nở rộ các drama tiểu tam, mẹ
chồng nàng dâu, một bộ phim hài hước về
cuộc sống làng quê phần nào hơi “lành”
quá. Vì thế, một vài tình tiết kịch tính, tiềm
ẩn khá nhiều mâu thuẫn trong phim như
chuyện Viễn bị ung thư, yêu và kết hôn với
chị Mận nhưng lại chết ngay trong ngày
ăn hỏi của họ khiến lượng người tương
tác với bộ phim tăng vọt. Đó là tình huống
sẽ mở ra những phần gay cấn và hấp dẫn
hơn trong câu chuyện phim, nhất là khi
ông Tài (NSND Tiến Đạt đóng) đã dần lộ
bộ mặt thật.
Cô gái nhà người ta
gợi nhắc về một
tuổi trẻ sôi nổi, khờ dại, đẹp đẽ và đáng
nhớ nhất của những chàng trai, cô gái sinh
ra và lớn lên ở làng quê. Điểm đáng yêu
của bộ phim
Cô gái nhà người ta
là từ diễn
xuất đến thoại của các nhân vật đều rất tự
nhiên và đời. Bên cạnh đó, phim xây dựng
những cặp đôi anh chị em trong gia đình
thường xuyên xảy ra xung đột, khẩu chiến
rất gần gũi với đời sống. Nếu Khoa (Đình
Tú) - Trâm (Kiều My) cứ đụng mặt là bĩu
môi, chí chóe ầm ĩ nhưng lại là cặp anh em
thương yêu nhau, không khẩu nghiệp ác
ý mà đơn giản là tính cách trẻ con thì chị
em Uyên (Phương Oanh) - Đào (Việt Hoa)
sở hữu tính cách trái ngược nhau hoàn
toàn. Cho rằng bố thiên vị chị từ bé, Đào
ghét chị gái và gây ra nhiều sóng gió trong
cuộc sống của Uyên. Anh em Cân (Việt
Bắc) - Quất (Hoàng Du Ka) vừa hài hước
vừa đáng thương nhất, họ trái ngược về
ngoại hình và tính cách, nên dù trong lòng
thương nhau nhưng luôn gây gổ, thậm chí
đánh nhau...
Đời sống thế hệ thanh niên – những
con người vốn đầy nhiệt huyết đó đã trải
qua những vấp ngã trong sự biến thiên của
làng quê thời hội nhập, họ va chạm vào thực
tế và nhận ra cuộc đời không dễ dàng như
họ nghĩ. Có vấp ngã, sai lầm, ích kỉ nhưng
những bài học cuộc đời khiến họ dần trưởng
thành. Khi họ ý thức được về giá trị của tình
bạn, tình thân, tình yêu, họ trở nên có trách
nhiệm với chính mình và quê hương. Đó là
thông điệp nhân văn mà bộ phim
Cô gái nhà
người ta
hướng tới và cũng chính là điều sẽ
khiến khán giả yêu mến bộ phim cho đến tập
cuối cùng. Giữa thời điểm truyền hình tràn
ngập nhiều bộ phim tình cảm về đề tài hôn
nhân, gia đình, hình sự,
Cô gái nhà người
ta
mang đến không khí nhẹ nhàng, dí dỏm
của cuộc sống làng quê. Có nhiều đoạn trích
của phim được chia sẻ thu hút hàng triệu
lượt xem và hàng trăm lượt bình luận bàn
tán. Đây có thể coi là thành công của một bộ
phim thuộc đề tài đã lâu mới xuất hiện trên
màn ảnh này.
Tuệ Quân
Chuyện tình qua bờ rào của cặp đôi Khoa- Uyên