43
bạn đọc. Đặc biệt, đây sẽ là dịch vụ hữu
ích cho những người khiếm thị, người cao
tuổi, người đang lái xe... Theo Solidiance,
Việt Nam đang là nước có tốc độ tăng
trưởng thị trường ô tô nhanh nhất trong
khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu giải trí,
cập nhật tin tức của người lái xe luôn song
hành cùng với sự đảm bảo về lái xe an
toàn. Thay vì nghe các tin tức trên radio
hay nghe nhạc, người lái xe có thể truy
cập vào trang báo, chuyên mục yêu thích
để nghe các tin tức mới nhất.
Theo thống kê, hiện có hơn hơn 3 triệu
người khiếm thị tại Việt Nam. 82% người
khiếm thị nhận định “đọc” là một phần rất
quan trọng của cuộc sống họ, nhưng cũng
chỉ có 1% người khiếm thị có khả năng đọc
được bằng chữ nổi. Với đối tượng người
cao tuổi có thói quen nghe nhiều hơn đọc
do thị lực giảm, khi tiếp cận tin tức báo chí,
hình thức nghe sẽ phù hợp và được yêu
thích hơn.
Các phiên bản ứng dụng công nghệ
nói trong báo chí sẽ góp phần giúp gia
tăng trải nghiệm cho người đọc, mang
đến hình thức tiếp nhận tin tức hoàn toàn
mới mẻ; giúp đơn vị báo mở rộng kênh
tiếp cận người đọc, giúp bắt kịp xu hướng
công nghệ và nâng cao hình ảnh thương
hiệu của trang báo; đưa đến những thay
đổi hình thức làm nội dung: thay vì phải
thu âm bằng người như hiện tại cho mỗi
tin tức, nội dung, giải pháp mang tới trải
nghiệm mới về sản xuất tin bài, nội dung
theo công nghệ máy học về chuyển đổi
văn bản thành giọng nói.
Ở Việt Nam hiện nay, đã có khoảng 15
đơn vị báo chí đã triển khai phiên bản báo
nói, trong đó có 5 tờ báo điện tử áp dụng
công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) - giải pháp
công nghệ chuyển văn bản thành giọng
nói TTS của nhà mạng MobiFone. Đây
được xem là bước phát triển theo kịp xu
thế của làng báo thế giới khi nhiều hãng
tin, tòa soạn quốc tế đã ứng dụng công
nghệ này để tích hợp giữa báo nói và báo
mạng. Cách thức này tạo sự thuận tiện
tối đa cho độc giả khi người đọc có thể
không phải ngồi một chỗ, tranh thủ làm
công việc khác trong khi vẫn nghe thông
tin đang được phát trên màn hình máy
tính, điện thoại.
Các tính năng công nghệ giọng nói
hiện đang được rất nhiều đơn vị báo chí
Việt Nam quan tâm bởi khả năng ứng dụng
rộng rãi trong truyền thông. Với truyền
hình, thế giới ngày càng có xu hướng
thịnh hành loa thông minh, cho phép
người dùng có thể nghe bản tin qua yêu
cầu bằng giọng nói. Vẫn là nội dung phát
sóng trên truyền hình nhưng lại phân phối
qua một thiết bị ngoại vi phát ra âm thanh
là loa thông minh. Loa thông minh chỉ là
một trong rất nhiều thiết bị có thể truyền
tải nội dung của truyền hình. Như vậy, trên
phương diện phân phối thông tin thì truyền
hình sẽ phải tiếp cận một tệp khách hàng
mới đang lái xe. Vì vậy, sự phát triển của
xu hướng công nghệ giọng nói cần phải
được tính đến trong chiến lược phát triển
của các nhà đài trong thời gian tới.
Công nghệ sẽ tạo ra cuộc chơi mới,
mô hình kinh doanh mới, trong bối cảnh
hệ sinh thái truyền thông số trên toàn thế
giới đang có những biến động rất mạnh,
đặt báo chí trước hoàn cảnh khốc liệt để
tồn tại và phát triển. Vì thế, quá trình tìm
lời giải về công nghệ phải song song với
việc tìm ra mô hình kinh tế mới cho báo
chí. Với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái
các giải pháp xử lí tiếng nói tiếng Việt trên
nền tảng Trí tuệ nhân tạo, bộ giải pháp về
giọng nói hứa hẹn sẽ mở ra thêm nhiều
ứng dụng thiết thực hỗ trợ lĩnh vực báo chí
Việt Nam cũng như sự thịnh hành của các
thiết bị kích hoạt bằng giọng nói dựa trên
công nghệ trong tương lai gần.
Diệp Chi
Các phiên bản ứng dụng công nghệ nói
trong báo chí sẽ góp phần giúp gia tăng
trải nghiệm cho người đọc, mang đến hình
thức tiếp nhận tin tức hoàn toàn mới mẻ.
Công nghệ giọng nói hỗ trợ tích cực cho tệp khách hàng trên xe ô tô
Công nghệ text to speech
Công nghệ giọng nói giúp đỡ tích cực cho các lái
xe trong việc đọc và nghe thông tin