49
chặng đường nhiều dấu ấn với sự
vào cuộc hào hứng, đầy “dũng khí”
đến từ cả học sinh, gia đình, thầy
cô và nhà trường. Sự xuất hiện của
thầy hiệu trưởng trường THPT Hùng
Vương trong tập 3 chương trình là
minh chứng cho làn sóng thay đổi
đó. Học sinh trực tiếp dõng dạc nói
lên tâm tư của mình với người đứng
đầu nhà trường vì các em cảm nhận được
rằng thầy hiệu trưởng chính là người mong
muốn biến những năm tháng ngồi trên ghế
nhà trường của các em thành kỉ niệm đẹp
đẽ bằng việc tạo nên những hoạt động
ngoại khóa đột phá để gắn kết. Theo thầy
hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương,
giáo dục trong thời kì mới cần sự thấu hiểu,
chia sẻ, ở đó quan hệ thầy cô – học sinh
cần phải xóa bỏ một số ranh giới cố hữu
để tạo sự gắn bó như những người trong
gia đình.
Sự xuất hiện của “bục dũng khí” ban
đầu tạo nên một số “lấn cấn” khi để các em
nhỏ đứng trên cao và nói to với toàn thể
thầy cô, cha mẹ, bạn bè ở dưới. Theo ekip
sản xuất, ở phiên bản của Việt Nam, “bục
dũng khí” đã được cân nhắc điều chỉnh phù
hợp nhưng vẫn giữ tinh thần khuyến khích
học sinh thể hiện cái tôi, nói lên ý kiến cá
nhân, dám đối diện với đám đông một cách
mạnh mẽ. Khoảng cách đủ xa với người
đối diện khiến các em bớt được tâm lí căng
thẳng, cảm thấy có thêm sức mạnh. Khi nói
to những điều mình ấp ủ cũng là một cách
để giải tỏa tâm lí. Dụng ý khác của chương
trình khi tạo nên một điểm đứng khác biệt
như vậy là để nhân vật được chú ý nhiều
hơn, tập trung hơn. Với sự trợ giúp từ
“bục dũng khí”, sự kết nối mà
Thiếu
niên nói
tạo nên giữa học sinh với bạn
bè, thầy cô, gia đình đã mang lại nhiều
câu chuyện cảm động, vui nhộn, những
tương tác hồn nhiên, chân thực, chạm tới
được trái tim, tới vùng kỉ niệm tuổi học trò
của đông đảo khán giả.
Những câu chuyện thấm đẫm
mồ hôi, ướt đầm nước mưa
Được sự vào cuộc và hỗ trợ nhiệt tình
từ Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng như các
trường học, các gia đình…
Thiếu niên nói
đã tạo nên một điểm hẹn sinh hoạt rất sôi
nổi, hào hứng ởmỗi nơi ekip ghé tới. Nhưng
đằng sau những khuôn hình ngập tràn cảm
xúc, hứng khởi ấy là khoảng thời gian dài
ghi hình rất vất vả khi dưới nắng nóng, khi
hối hả xử lí sự cố từ các cơn mưa. Không đi
theo format cố định mà xâu chuỗi rất nhiều
mẩu chuyện nhỏ nên việc chọn lọc, làm hậu
kì cho
Thiếu niên nói
ngốn thời gian hơn
hẳn một số chương trình giải trí khác. Để
giúp học sinh có đủ sự tự tin, thoải mái nói
ra tâm tư của mình, đội ngũ làm chương
trình nhiều lần phải dành tới 2 -3 tiếng trao
đổi, “làm công tác tư tưởng” với các em, bỏ
công thuyết phục thầy cô, cha mẹ tham gia
tương tác. Trái với lo lắng ban đầu về sự
non nớt của đội ngũ MC trẻ như Jun Phạm,
Khả Ngân, Gil Lê, thực tế đây lại là những
nghệ sĩ được học sinh rất yêu thích nên
khiến các em cảm thấy gần gũi, gỡ bỏ phần
nào rào cản về tâm lí mỗi lần xuất hiện.
Các MC trẻ nhiều lần còn kiêm luôn vai trò
tư vấn, gỡ rối cho nhân vật trong các tình
huống quá xúc động, khó xử, làm cầu nối
cho học sinh với ba mẹ, thầy cô để những
chia sẻ được lắng nghe, được đón nhận
như mong đợi. Ngoài bộ ba MC hoạt ngôn,
thân thiện,
Thiếu niên nói
còn đón nhận khá
nhiều nghệ sĩ nổi tiếng với vai trò “bí mật”
mà chương trình sẽ lần lượt tiết lộ qua hành
trình tới các trường học.
Dự định của ekip sản xuất
Thiếu niên
nói
là đi tới hết các ngôi trường khắp 3 miền
Bắc – Trung – Nam để mang tới nhiều màu
sắc hơn nữa, đầy đặn cảm xúc hơn nữa
cho câu chuyện học đường Việt Nam.
Hoàng Hường
Thầy hiệu trường trường THPT Hùng Vương
Những cơn mưa bất chợt làm gián đoạn quá trình ghi hình chương trình
Ghi hình CT
Thiếu niên nói
Các thầy cô giáo cũng cởi mở tâm sự với học sinh