46
S
o với các dòng phim nổi bật
trong thời gian qua trên sóng
VTV,
Cô gái nhà người ta
khiến
khán giả thích thú vì khai thác
một đề tài hoàn toàn khác biệt: cuộc sống
của những người trẻ tại một vùng nông
thôn đang trong thời kì đổi mới. Trong
phim, cô giáo làng Uyên (Phương Oanh)
đại diện cho nét truyền thống, luôn gìn giữ
sự mộc mạc, chân phương của quê nhà,
trong khi đó Khoa (Đình Tú) lại hiếu thắng
và muốn đổi mới. Giữa hai người đã liên
tục xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn cũng vì
những quan điểm khác biệt đó. Nhưng
cũng chính họ, sau đó lại có tình cảm với
nhau và những đồng điệu khác trong tâm
hồn kéo họ vào một diễn biến về sau của
bộ phim.
Không khai thác vấn đề chính luận như
dòng phim nông thôn trước đây, bức tranh
nông thôn trong
Cô gái nhà người ta
đề cập
đến những thay đổi, chuyển mình muôn
hình muôn vẻ trong xã hội hiện đại, với
những nề nếp sinh hoạt và thói quen muôn
đời của người nông dân, với đủ những vất
vả, cần cù lẫn thói sĩ diện, háo danh, đủ
những thật thà dễ tin đến sự u mê lạc lối khi
thời cuộc nhiều thay đổi. Bên cạnh đó,
Cô
gái nhà người ta
chọn cách khai thác cuộc
sống nông thôn thời kì hiện đại, nơi những
người trẻ luôn có khao khát được bước ra
khỏi lũy tre làng. Phim rất nhẹ nhàng và hài
hước khi thông qua lăng kính của các bạn
trẻ với những vấn đề của tình bạn, tình yêu.
Chọn vấn đề nghiêm túc với cách tiếp cận hóm hỉnh, bộ phim Cô gái nhà
người ta mang nhiều tính giải trí hơn là chính luận, đào sâu những vấn đề
nổi cộm của xã hội nông thôn thời hiện đại.
Cũ
&
mới trong
Cô gái nhà người ta
ĐD Trịnh Lê Phong (giữa) cùng 2 diễn viên Quang Trọng và Đình Tú
NSND Tiến Đạt vai ông Tài trong phim
Phía sau màn hình