Xuân Canh Tý 2020
90
THĂNG TRẦM THÀNH PHỐ
GIỮA RỪNG AMAZON
Iquitos như một hòn đảo giữa chằng
chịt sông ngòi, nên để đến được Iquitos
chỉ có thể đi bằng máy bay, tất nhiên
cũng có thể thám hiểm bằng cách đi
thuyền nhưng vất vả và tốn chừng nửa
tháng mới có thể tới được Iquitos (nếu đi
từ thủ đô Lima). Iquitos thành lập năm
1898, được lấy tên một bộ lạc thổ dân
Ikitu sống ở lưu vực sông Nanay, hiện
nay bộ tộc này chỉ còn 18 người sống ở
thượng nguồn sông Nanay.
Thời thuộc địa Tây Ban Nha, người
châu Âu đã bắt đầu thám hiểm vùng đầm
lầy lưu vực sông Amazon với mục đích
tìm vàng. Họ đã bị choáng ngợp bởi sự
hùng vĩ của con sông rộng lớn chưa từng
thấy và phải trả giá đắt cho giấc mơ
chinh phục: bị giết bởi trăn, rắn, hổ, báo,
sâu bọ... và còn bởi những mũi tên tẩm
thuốc độc của thổ dân, những người đàn
ông tóc dài, gắn những cái mũ bằng lông
chim sặc sỡ.
Chính vì liên tưởng đến những nữ
chiến binh Amazonas trong thời cổ Hy
Lạp, người châu Âu đã đặt tên con sông
khổng lồ ở đây là Amazonas. Vàng thì họ
không tìm thấy nhưng họ đã tìm thấycây
cao su, loại cây trong khu rừng nguyên
thủy Amazon quý giá ngang với vàng.
Cao su được tìm thấy đúng giai đoạn
phát triển công nghiệp làm lốp ô tô và
nhiều sản phẩm từ nhựa cao su. Từ năm
1880, được sự đồng ý của Tổng thống
Peru - ông Ramon Castillo, người châu
Âu bắt tay vào khai thác cao su. Cây cao
su được cạo mủ, sơ chế và đóng thành
những gói 60kg. Iquitos trở thành nơi tập
trung cao su rồi vận chuyển theo sông
Amazon, đến Manao của Brazil, từ đó sẽ
được chuyển về châu Âu qua Đại Tây
Dương. Iquitos trở thành nơi tập trung
của người châu Âu buôn và khai thác
cao su nên thành phố được xây dựng
khá đẹp với phong cách kiến trúc châu
Âu cổ điển. Đặc biệt, tòa nhà ở chính
quảng trường trung tâm được làm toàn
bằng thép, là nơi hội họp cho những nhà
buôn cao su, do chính kiến trúc sư Effiel
thiết kế, đến nay vẫn được bảo trì
nguyên vẹn.
Khách sạn mà chúng tôi ở là của
một gia đình Iquitos từ thời cao su, xưa
từng là nhà kho chứa cao su trước khi
xuất đi châu Âu. Trước mặt là bến cảng
cho tàu bè đi ra sông Amazon. Chính ở
khách sạn này, nhà văn Mario Vargas
Lliosa ( giải thưởng Nobel văn học năm
2010) đã từng tá túc thủa còn hàn vi khi
lăn lộn ở vùng rừng Amazon viết nên
những tác phẩm lớn như
Thời của
những anh hùng…
Tư bản châu Âu thuê nhân công khai
thác cao su với giá rẻ mạt và bóc lột đến
tận xương tủy. Trước khi người châu Âu
tới, số thổ dân Amazon là 80 ngàn người,
nhưng đến năm 1914 chỉ còn 8 ngàn
người. Họ bị chết vì đủ lí do, nhưng nhiều
nhất là do lây nhiễm những bệnh dịch của
người châu Âu mang tới. Chỉ một trận
cúm có thể giết chết cả một bộ lạc. Cơn
sốt cao su chỉ kéo dài từ năm 1880 tới
năm 1912, vì một người Anh đã tìm cách
mang hạt giống cao su tới trồng ở nhiều
nơi khác có khí hậu tương tự, như vùng
Đông Dương chẳng hạn, nên giá cao su
giảm từ 6$/kg xuống còn 0,5$/kg. Người
châu Âu đã rút về nước ngay sau đó,
nhưng tới năm 1954 thì người ta lại tìm ra
dầu mỏ ở vùng đầm lầy Amazon, và từ đó
tới nay dầu mỏ được khai thác thô và vận
chuyển bằng đường ống tới Lima, từ đó
được bán đi nước ngoài. Công ty dầu khí
Việt Nam cũng mua một mỏ dầu ở đây và
hiện đang khai thác.
NƠI CUỐI TRỜI NAM MỸ
CÓ VIỆT NAM
Thành phố Iquitos nhìn chung là
nghèo, cả thành phố không có lấy một
nhà máy, không sản xuất gì, lại vì ở rất
xa xôi nên cũng không thể xuất khẩu
được hàng hóa gì. Đồ tiêu
dùng phải nhập từ Lima, qua
rất nhiều phà thuyền, sông
ngòi khác nhau mất chừng
15 ngày mới tới nơi nên đắt
đỏ hơn nơi khác. Hàng ăn
uống cũng đắt gấp đôi, ba
lần những nơi khác. Ở thành
phố này, có vẻ rất ít các dịch
vụ như trung tâm thương
mại, nhà hàng... nhưng lại rất
nhiều công viên cho trẻ em
vui chơi, hầu như đều mới,
nhiều bệnh viện lớn, có cái
còn đang xây dựng. Khá
nhiều trường học, trường
trung cấp và đại học. Thành
phố mới trên 100 tuổi nhưng
đa số các trường đều trên 50
tuổi. Bắt đầu từ ngày
17/12/2018, Quốc hội Peru
đã thông qua luật bãi miễn
toàn bộ thuế khóa cho vùng Loreto. Đến
Iquitos, thấy vui vì nhan nhản khắp thành
phố là các đại lí bán điện thoại của hãng
Bitel, (nhà mạng Viettel của ta), chiếm
ưu thế hơn hẳn các đối thủ khác.
THÂM NHẬP CÁC BỘ LẠC
THỔ DÂN
Sống rải rác trong rừng rậm Amazon
là 53 cụm dân cư của 14 bộ tộc lớn. Có
những bộ tộc sống hoang dã sâu trong
rừng thẳm, hoàn toàn cách li với thế giới
hiện đại. Họ đánh bắt cá, săn bắn chim
thú, hái lượm rau củ, bán đổi lấy những
tiện nghi sống bình thường. Nhà làm
bằng tre, gỗ lợp lá gồi. Tất cả nhà ở đều
là nhà sàn vì mực nước sông Amazon
thay đổi thất thường. Họ có ngôn ngữ
riêng, những bộ tộc khác nhau nói những
thứ tiếng khác nhau, nhưng được gọi
chung là tiếng Chuncho.
RỪNG AMAZON,
MỘT LẦN TÔI ĐẾN
Bài: PHAN QUỲNH DAO - Ảnh: ROBERTO
HÈ NÀY CHÚNG TÔI QUYẾT ĐỊNH ĐI THĂM MIỀN RỪNG AMAZON. NƠI ĐẾN
SẼ LÀ THỦ PHỦ IQUITOS CỦA TỈNH LORETO. LORETO LÀ VÙNG ĐẤT NẰM
HOÀN TOÀN TRÊN LƯU VỰC HỆ THỐNG SÔNG AMAZON, PHẦN LỚN LÀ
SÔNG NGÒI CHẰNG CHỊT, ĐẦM LẦY, RỪNG RẬM NGUYÊN THỦY. LORETO
LÀ TỈNH LỚN NHẤT PERU VỚI DIỆN TÍCH 38.6851 KM
2
, (LỚN HƠN VIỆT
NAM VÀ CHIẾM 28% DIỆN TÍCH PERU), TRONG KHI DÂN SỐ CHỈ CÓ HƠN
800 NGÀN NGƯỜI, TỨC LÀ KHOẢNG 2,5 NGƯỜI TRÊN 1 KM
2
.
Dòng sông Amazon nâu đỏ màu đất
Trong làng của người Ayguas
Iquitos - trung tâm khai thác cao su xưa
Tác giả với các em bé tộc Ayguas
Nguyên đầu cá sấu trên quầy hàng ngoài chợ.
Thịt cá sấu nướng là món phổ biến ở đây