Xuân Canh Tý 2020
79
biệt trên đầu có một túm lông xòe ra như cây nấm, trắng
xám và mang hình một cái vương miện kiêu kì nhất.
Nắng rót vào, các cọng lông chĩa ra như bông tuyết
trắng, như còn đọng sương mai, như rực lên trong một
cái nhìn ngược nắng. Mắt hoàng hậu xếch, ướt và xanh
óng lên như phản chiếu nước biển Đại Tây dương.
Chân của túm lông xòe ra hình vương miện là một đống
mào đỏ đun. Dưới yết hầu nàng là cái bọng yếm đỏ tươi
quyền quý. Bạn tôi bảo, hoàng hậu thì nhất định phải là
nữ. Tôi cãi, chữ tiếng Anh hay tiếng Bồ, dịch chính xác
phải là “vương miện trắng xám”, không có đức vua hay
hoàng hậu gì cả. Bởi hoàng hậu là nữ giới, còn anh
chàng có cái mào lông trên đỉnh đầu với cái bọng yết
hầu kiêu bạc kia, nhất định là một gã tốn gái. Một đức
vua đầy nam tính. Trời sinh ra cho hắn vẻ đẹp đó, là để
dụ dỗ bạn tình thôi. Như con voi đực của châu Á thì mới
có ngà, giống cái không có. Con cá rô cờ đực thì đẹp
rực rỡ bơi tung tăng, con cái trắng nhờ; con sư tử đực
thì dựng bờm oai phong lẫm liệt, con cái mải sinh nở,
chả cần bờm để oai oách với ai. Như con công đực thì
mới đẹp rực rỡ, xòe đuôi dựng đứng như múa quạt,
lông đuôi dài màu mè như gấm hoa, lại có hình các hạt
kê tròn xoe ngơ ngác, ấy là thứ con đực dùng để dụ con
cái đói bụng. Và có vẻ như trời đất định tung ra những
triết lí ý nhị: tình yêu của muông thú, để vào được trái
tim, thì bao giờ cũng phải đi qua cái dạ dày. Tranh biện
tếu vậy, chứ chưa có thời gian hỏi chuyên gia.
Ấn tượng nhất trong vườn chim Iguazu ở bang
biên giới Parana của Brazil này, chính là con chim hơi
giống loài biết bay thần thoại hồng hoàng của phương
Đông. Nhưng nó đẹp hơn hồng hoàng. Mỏ nó vàng
rượi vàng tươi, to hơn quả chuối mỏ giang, nục nạc
thuồi luồi như bắp tay trẻ con. Cả con chim, có cái mỏ
to nhất, nặng nề nhất. Nó ít bay và ngọ ngoạy đầu, lúc
nào nhìn nó tôi cũng thấy rất tội nghiệp. Và có gì đó
thật khó nhịn cười. Vì quá vất vả cõng cái mỏ, trong
khi chân và thân xác thì to hơn con gà ri tí tẹo. Lúc nó
ngủ gục trên cây, mỏ ngoắc vào cành lá, thỉnh thoảng
mơ ngủ, gật gà một cái, nó lại thảng thốt móc vội
phom mỏ nặng nề vào cây kẻo rơi ngã. Trông nó
giống con chim đồ chơi bị trẻ con ném mắc trên cành
lá. Cảm giác vậy, nhưng chú ta vác mỏ không quá vất
vả đâu. Hồng hoàng Nam Mỹ (tạm gọi vậy, tên tiếng
Anh của nó là
Toco Toucan
) sinh sống ở nhiều quốc
gia trong toàn bộ phía Nam lục địa châu Mỹ, nó giống
như là biểu tượng đáng yêu của Bird Park Parana.
Chúng thậm chí được thuần hóa đậu trên các hành
lang, khách đi qua thì giơ mỏ ra chào, bỗ một cái nhẹ
nhẹ vào bàn tay bé xíu như ngó sen của con trẻ. Đôi
mắt của chúng to tròn, viền vện cầu kì. Sự phối của
ba màu vàng óng, trắng bông và đen nhoáy rất hồn
nhiên. Bên cạnh là các loài hoa Nam Mỹ trĩu trịt. Có
cây mở lòng tích nước trong 6 tháng ròng, lá cuốn
sâu kèn thành các cái hố sâu hút côn trùng vào uống
nước rồi ăn thịt.
Con người lên Mặt trăng, lên Sao
Hỏa, vẫn biết xa xôi và đầy hiểm họa, vẫn biết nó là
minh chứng về một nền văn minh dường như đang
thống trị cả cõi hỗn mang vô thủy vô chung của vũ trụ.
Tuy nhiên, có một cách nữa, để bạn hiểu về sự cơ
huyền và sức mạnh vô song của trời đất, ấy là nhìn vào
vẻ đẹp và sự đa dạng thách thức mọi trí tưởng tượng
trong mỗi loài vật. Bằng cách nào tạo hóa đã sản sinh
ra các kì quan sinh vật sống muôn hình vạn trạng, tinh
tế và tài hoa đến vậy!
Ví như, khi tôi chiêm ngưỡng một con chim lớn.
Trông nó làu bàu hậm hực như con gà tây nanh nọc,
nhưng mào của nó, kì dị thay lại là một khối vân vi giống
hệt một viên đá hình ngọn núi được mài nhẵn bóng. Nó
giống viên đá hơn cả viên đá, từng gân từng thớ, từng
vân vi cầu kì. Dưới cổ nó là lớp da thừa thãi, nhàu nhĩ,
túm tụm thành đám màu xanh sẫm, như có đứa trẻ
nghịch dại vừa đổ một lọ mực loang lổ vào. Sọ nó thì
không có lông mà lại sơn xanh mông mốc như khúc gỗ
cũ. Dưới cổ là là cái yếm dãi đỏ đòng đọc lần sần lổn
xổn. Tạo hóa trong một cơn say rượu, đã vung màu nặn
ẩu, bất ngờ tạo ra vẻ đẹp sững sờ cho loài chim mào
làm bằng đá. Đã thế, tôi đứng xem nửa tiếng, cô nàng
chẳng thèm mở mắt đoái hoài một lần. Cứ đứng như
bức tượng loài cổ sinh vật đang được tô màu dở dang.
Mắt nhắm nghiền, không ti hí hay chớp đảo tí nào, viền
mắt và mí mắt mang các màu gỗ đá, nó như một sinh
vật đã hóa thạch từ ba trăm triệu năm trước hiện về.
Nghênh ngang ngạo mạn nhất là mấy con họ nhà
khủng long thuồng luồng kì đà kì nhông gì đó. Chúng
trườn đi khệnh khạng, lưỡi thò thụt thoăn thoắt đầy man
trá. Lưỡi chẻ đôi đỏ hồng đầy hăm dọa. Chàng bò sát
như chiến binh mặc áo giáp sắt, đeo một vật vừa để
trang trí theo kiểu phô trương thanh thế, vừa như cái
yếm lau mặt kiêm khăn ăn kiêm mặt nạ chống độc của
sĩ quan phòng hóa. Chú ta bước đi, toàn thân phủ giáp
trụ, mắt liến láo hăm hia, phom yếm to đùng lõng thõng
buông từ cổ họng kéo lê trên mặt đất.
DỰNG TƯỢNG NGƯỜI TẬN HIẾN
“VÌ MỘT THẾ GIỚI TỐT ĐẸP HƠN”
Về miền hoang dã ở vùng biên thùy biên tái biên ải
biên mậu - cương thổ vàng ròng thuộc 3 nước Brazil -
Acgentina - Paraguay. Sống với thiên nhiên lộng lẫy, nó
luôn cho người ta ngẫm đến khôn cùng về sự tử tế. Vẻ
đẹp thánh thiện của mỗi loài. Sự ngơ ngác của chim. Vẻ
đẹp kiêu hùng và thiện chiến của cú. Ánh mắt lạnh mà
ra vẻ ta đây thống trị bẩn tướng của kền kền. Tướng
mạo vương giả kiêu hùng của vài loài bò sát đến từ thời
cụ khủng long còn tại thế. Cỏ hoa
sặc sỡ. Loài mỏ lớn gục goặc thân
xác cổ tích của mình để nằm ngủ
mơ nặng nề giữa tán rừng, ven thác
nước biên thùy giữ nhiều kỉ lục thế
giới... Tất cả những vẻ đẹp đó có
được trước hết là nhờ sự tử tế của
một người yêu thiên nhiên đến
cuồng si. Vườn chim có khẩu hiệu:
“Vì một thế giới tốt đẹp hơn”, cứu rỗi
những loài bị đe dọa tuyệt chủng,
những con vật vô tội bị săn bắt, bán
buôn và không thể trở về với tự
nhiên được nữa.
Mọi chuyện bắt đầu từ năm
1976, khi bác sĩ thú y Anna-Sophie
Helene chuyển từ Đức đến
Namibia, châu Phi, nơi cô gặp quý ông Dennis
Croukamp. Họ làm việc cùng nhau, yêu nhau rồi có
hai cô con gái: Anna-Luise và Carmel. Họ sống hạnh
phúc giữa thiên nhiên, với cả một chú vẹt Congo, tên
là Pumuckl. Chú ta được ông chủ cứu sống và đưa
về nhà chăm sóc suốt nhiều năm, rồi trở thành một
thành viên không thể thiếu của gia đình. Trước mối
đe dọa tuyệt chủng của nhiều loài vật đáng yêu, ông
bà đã xây dựng cả một Công viên Di sản chim thú
rộng 16ha, ở giữa thủ phủ của các công viên quốc gia
của hai nước Brazil và Argentina. Đây là ngôi nhà kì
diệu của 1.300 con chim, với khoảng 130 loài, đấy là
chưa kể các loài bướm, bò sát, rùa.
Nhiều người yêu thiên nhiên cảm kích trước tấm
lòng của nhà cứu hộ và chăm sóc động vật Dennis
Croukamp, khi ông đến đảo Man ở Vương quốc Anh,
một người bạn giàu có đã đề nghị hỗ trợ mở một công
viên cá sấu ở Foz do Iguazu. Dennis suy nghĩ rất lâu,
rồi quyết định trả lời: tôi yêu các loài chim, tôi sẽ xây
dựng Bird Park. Từ tháng 11/1993, với một cuốn sách
về các loài chim hoang dã viết bằng tiếng Bồ Đào Nha,
bằng niềm đam mê điên cuồng, Dennis đã mày mò
nghiên cứu, hết lòng chăm sóc các loài chim quý “trao
đổi” giữa các vườn chim thú hợp pháp, đồng thời tình
nguyện cứu hộ tốt nhất cho các loài bị bán buôn phi
pháp và không có khả năng trở về với tự nhiên nữa.
Gần đây, trước nguy cơ biến mất của chim bồ câu
gương
(Claravis geoffroyi)
, Tiến sĩ Carmel Croukamp,
người phụ trách Bird Park Iguazu đã quyết định tập
trung các hành động để cứu vớt loài chim quý này cùng
nhiều báu vật sống khác của Rừng Đại Tây dương. Đây
là một hệ rừng quý giá, nó chiếm tới 8% tổng số các loài
đang tồn tại của cả hành tinh...
Tiếc thay, Công viên Di sản vườn chim Iguazu hoạt
động được khoảng một năm thì ông Dennis lâm trọng
bệnh và mất 2 năm sau đó ở tuổi 70. Vẻ đẹp mê hoặc
của vườn chim hôm nay, với thành quả bảo tồn đáng
cảm kích của nó, chính là sự tri ân ý nghĩa nhất mà
thiên nhiên và cuộc sống đã dành cho gia đình nhà
Dennis. Ở góc mà Dennis yêu thích nhất trong vườn
chim 16ha đó, giữa sự sum vầy của các loài đẹp lộng
lẫy, dễ bị tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng cao
nhất toàn cầu như
jacutinga, vẹt mặt đỏ, vẹt ngực tím,
curassow alagoas
và
hồng y vàng
..., giờ đây người ta
dựng một bức tượng tưởng nhớ người cha tử tế nhất
của các loài chim thú nơi này.
Hệ sinh thái đặc biệt ở Brazil là
thiên đường của các loài chim quý
Loài vẹt mỏ lớn là biểu tượng
của thiên nhiên nhiều quốc gia Nam Mỹ
Cú mèo
Chim nước mỏ khoằm lông đỏ