Xuân Canh Tý 2020
77
mải chụp hình đã đạp giày đúng chỗ mỏng, làm vỡ một
mảng muối để lộ ra một hố xanh biếc, giày đã nhúng
xuống axit, may mà chưa ngấm vào chân. Nghe nói,
trước đó, từng có một khách Mỹ quá phấn khích đã nhảy
giữa cánh đồng để chụp ảnh, bị sụp hố axit, được trực
thăng cấp cứu, nhưng vẫn hỏng chân. Nên tốt nhất là cố
gắng bám gót cậu hướng dẫn viên hoặc người đi trước,
bước thật nhẹ và tránh dẫm vào những chỗ lầy hoặc có
chất lỏng bởi đế giày có thể bị tan chảy. Nói thật, được
đi sát nhìn gần cảnh quan thì rõ là dịp may hiếm có,
nhưng cũng hơi sợ hãi và thấy tiếc xót vì một kì quan thế
giới bị giẫm đạp trực tiếp thế. Biết bao phiến hoa muối
ngoạn mục đã sứt mẻ dưới chân du khách. Nhưng biết
làm sao, Dallol quá hoang dã, ít được biết đến và chưa
có cách nào khả dĩ hơn cho khách tiếp cận.
SỨC SỐNG NƠI SA MẠC MUỐI
KHẮC NGHIỆT
Đường về từ Dallol là cơ hội tuyệt vời để khám phá
vẻ đẹp dữ dội và sức sống kì lạ ở lòng chảo sa mạc
Danakil, nơi thấp hơn mặt nước biển đến 125m và có
lượng mưa chỉ 1 - 2cm mỗi năm. Xe chạy giữa một
đồng muối trải dài đến vô cùng, hoành tráng không kém
sa mạc muối Uyuni ở Bolivia, chỉ khác là muối ở đây
không trắng mà nâu hồng, bong rộp nổi vân gờ rất rõ do
thời tiết quá khô nóng.
Không chỉ bằng phẳng đơn điệu, nó còn có điểm
nhấn ngoạn mục là những vách núi đá muối khổng lồ
với hàng ngàn lớp trầm tích muối đè chồng lên nhau,
nâu trắng hồng xen kẽ, cho thấy xa xưa nơi đây từng là
đáy Biển Đỏ, nhưng các vụ phun trào núi lửa đã hình
thành các rào chắn đá để tạo ra một vùng biển nội địa.
Nó dần bốc hơi trong sức nóng dữ dội (từ 35 đến 62
0
C)
rồi biến thành sa mạc muối rộng hàng ngàn km
2
như
ngày nay. Dù lớp muối này rất dày, nhưng rất lạ là trên
sa mạc vẫn có thể gặp những chỗ mặt muối bị vỡ lộ ra
những hồ nhỏ xanh như viên ngọc lục bảo khổng lồ bên
dưới, độ mặn gấp 10 lần nước biển. Nhìn mấy hồ này
bỗng thoáng sợ hãi, liệu xe chạy trên mặt muối có lúc
nào bị sụp hố không? Mấy chú hướng dẫn viên trấn an,
sa mạc muối Danakil có độ dày đến hơn 800m, mấy hố
này chỉ là những hốc nhỏ như kiểu bong bóng giữa khối
đặc. Chúng tôi hào hứng nhào xuống tắm và khi lên bờ
ai nấy đều hóa thành cột muối trắng di động, dội đến 2
bình nước 4 lít mà không gột nổi.
Ngoài hồ xanh, còn có một hồ đặc biệt mà dân địa
phương gọi là “hồ dầu” hay “hồ vàng” vì nó có màu nâu
vàng đỏ, hỗn hợp của dầu và axit lỏng, luôn sôi trào, sủi
bọt, đẹp một cách nham hiểm. Cậu hướng dẫn viên bảo
từ chất lỏng này người Afar chưng cất ra một loại siro
điều trị bệnh ngoài da gì đó, nhưng cũng cảnh báo khách
không nên nhúng tay xuống hồ. Về sau tôi được biết, nó
còn có tên là “hồ sát thủ”, bởi quanh đó có nhiều côn
trùng và chim nhỏ nằm chết, có lẽ do hít phải khí carbon
dioxide bốc lên sát mặt nước chỉ tầm 30cm. Người cao
hơn hẳn mức đó nên không nguy hiểm mà thôi.
Quả là “vùng đất chết, nơi mà những con chim tuyệt
vọng gắng bay qua cũng ngã vì nóng và khát” như nhà
thám hiểm người Anh Wilfred Thesiger từng mô tả,
nhưng kì lạ thay đó vẫn là quê hương của hơn 90 nghìn
người Afar đang sống chủ yếu bằng nghề khai thác
muối ở đây. Muối đối với người Afar là sự sống, các
viên muối từng được sử dụng như một đơn vị tiền, bán
trên khắp Ethiopia, để cung cấp cho người và gia súc
các khoáng chất thiết yếu. Ethiopia có đàn gia súc lớn
nhất trên lục địa Đen.
Ngôi làng Hamed Ela của thợ muối cách đó khoảng
20km chỉ là những túp lều tạm bợ bằng cành cây hở
hoác (có mưa đâu mà sợ), có thể di chuyển bất cứ lúc
nào. Họ cũng nuôi dê, lừa, lạc đà, nhưng mưu sinh
chính là đào muối theo cách thủ công như cha ông họ
vẫn làm từ 2.000 năm nay. Dưới ánh nắng mặt trời thiêu
đốt, họ dùng cuốc đào rãnh thành các khoảnh lớn, xong
chèn gậy nậy lên cả tảng, sau đó dùng rìu đẽo thành
những mảnh muối vuông (30 x 40cm) dày chừng 5 -
6cm, nặng khoảng 4kg, rồi buộc các viên muối thành
từng bó để chất lên lưng lạc đà. Mỗi con lạc đà chở
được khoảng 40 viên. Chỉ đứng xem họ làm mà tôi
cũng muốn ngất dưới sức nóng hơn 40
0
C. Mùa đông
đã vậy, mùa hè thì có khi đến gần 60
0
C, quả là sự thích
nghi phi thường. Lạc đà và lừa là phương tiện vận
chuyển thích hợp nhất với thế giới khắc nghiệt này.
Muối được chuyển tới làng Berahile, cách đó 80 km, nơi
diễn ra các hoạt động buôn bán muối. Hành trình kéo
dài từ 2 đến 3 ngày. Người áp tải chỉ mang theo chai
nước, chiếc bánh nhưng nhất thiết phải đeo theo súng
chống phỉ. Mỗi chuyến đi này, cả đoàn kiếm được gần
3.500 bir (khoảng 120$). Tuy nhiên, phần lớn số tiền
này thuộc về chủ sở hữu những con lạc đà, còn người
làm muối nhận được rất ít, mỗi người chỉ kiếm được
chừng 6 -7$ cho một ngày đào khoảng 100 viên muối.
Có khoảng 750 thợ mỏ được cấp phép khai thác, mỗi
năm họ đào được khoảng 1,3 triệu tấn, chiếm gần
100% sản lượng muối của cả Ethiopia. Mùa cao điểm
mỗi ngày có khoảng 2.000 lạc đà và 1.000 lừa băng qua
sa mạc để chở muối.
Những đoàn lạc đà (chừng 12 - 15 con) nối đuôi
nhau miệt mài thồ muối, bóng đổ dài trên sa mạc trong
ánh bình minh hoặc bóng chiều bảng lảng có lẽ là hình
ảnh trữ tình nhất neo giữ trong tâm trí tôi ấn tượng đối
nghịch về miền đất khắc nghiệt nhất hành tinh này.
Với tôi, hành trình đến với sa mạc Danakil giống
như một chuyến đi của ảo giác. Những ngọn núi lửa với
hồ dung nham rực đỏ, cánh đồng axit sôi sục đầy màu
sắc ma quái, sa mạc muối mênh mang bất tận ẩn chứa
bao điều bất ngờ. Lòng chảo Danakil cùng lúc là thiên
đường mà cũng là địa ngục bởi vẻ đẹp dữ dội kì ảo và
sự hung hiểm khắc nghiệt không thể tìm thấy ở nơi nào
khác trên Trái đất này.
Hãy đến Danakil để một lần nếm trải cảm giác ở
hành tinh khác nếu bạn đủ dũng cảm, đam mê và khi
còn có thể tiếp cận bởi nó luôn biến đổi khôn lường.
Các hoạt động địa chất thường đỏng đảnh bất trắc,
không ai dự đoán nổi. Chỉ biết chắc, với tốc độ dãn tách
3 mảng kiến tạo (2cm/năm) như hiện nay sẽ đến lúc
Biển Đỏ lại tràn qua, nhấn chìm mãi mãi cảnh quan lạ
lùng này, dù còn xa.
Dòng suối lưu huỳnh và axit sulfuric chảy giữa đôi
bờ là các ụ suối phun đầy oxit sắt nâu đỏ
Kết tủa của các loại muối và khoáng tạo thành
những hình khối kỳ dị xốp giòn dễ vỡ
Muối và các khoáng chất hóa thành những bông hoa đá
Thợ đào muối dưới cái nóng hơn 40
0
C, mỗi ngày
làm được chừng gần trăm phiến muối (giá tầm
0.15$), nhưng sau khi trả cho chủ lạc đà họ chỉ còn
khoảng 6-7$/ngày
Luôn phải có lính vũ trang đi kèm đoàn. Năm 2012
đã từng có nhóm khách Âu bị phiến quân Mặt trận
Dân chủ Afar tấn công làm 5 người chết và 2 người
bị bắt làm con tin
Đoàn lạc đà thồ muối băng qua sa mạc Danakil
(nhìn từ trên cao)