Previous Page  78 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 78 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Canh Tý 2020

78

GÃ KỀN KỀN BẨN TƯỚNG

HAY NÀNG VẸT XANH CAU CÓ?

Ai muốn nhẹ nhàng hơn cảnh cá ăn thịt piranha rỉa

bay xác người trong vài phút ở Amazon. Ai sợ kền kền

với ánh mắt lạnh lùng và vẻ tinh tướng ta đây thống trị

bẩn tướng; với phom cổ trụi thùi lụi và những âm thanh

ẩu đả lạnh gáy của chúng. Thì hãy sạch sẽ, mơ mộng

đi dạo trong một công viên trác tuyệt tên là Das Aves.

Bảo tàng sống này thuộc bang Paraná, cách thủ phủ

Sao Paulo của Brazil một giờ bay, giáp biên giới

Argentina. Das Aves có lẽ là tên tiếng Bồ Đào Nha, do

người Bồ xâm lược Brazil và qua thời gian đã biến tiếng

Bồ ở châu Âu trở thành ngôn ngữ quốc gia của Brazil

và nhiều nhà nước Nam Mỹ khác. Còn theo tiếng Anh,

khu vực sân chim có tên đơn giản là Bird Park. Đây là

sân chim lớn nhất toàn khu vực Nam Mỹ.

Vì tiếc xót những chiếc vé máy bay đắt đỏ của hãng

hàng không năm sao Quatar Airway, sau 5 lần đổi máy

bay, tôi và anh bạn quyết định thăm ngắm trải nghiệm

thật nhiều các kì quan nức tiếng của nhân loại để “kéo

lại” vài điều gì đó. Nhưng đi mãi, môi đã khô, chân tóe

máu, hội chứng độ cao làm sức khỏe kiệt quệ, tót lên

trực thăng phi thân ra ngoài trước khi dù bung, lao

thẳng vào rừng thác gần ba trăm ngọn ở biên giới

Argentina và Brazil. Tham gia đủ trò, cuối cùng, khi

chúng tôi đã kiệt sức, gã chủ dom (kiểu homestay) ngồi

đánh muỗi bôm bốp ngắm hoàng hôn biên ải, mới thủng

thẳng khuyên: nếu chưa đi sân chim Iguazu thì coi như

chưa bị ám ảnh về sự giàu có của thiên nhiên Nam Mỹ

đâu nhé. Mà đi cũng đơn giản lắm, hai ba chục đô la,

tôi chở đi, thăm cả ngày đắm đuối.

Thế là bị dụ dỗ đi. Lúc đầu cũng cứ nghĩ họ là đại lí

bán tour, ép platic cả hình ảnh rừng, thác, muông thú ở

đủ các quốc gia vùng ngã ba biên giới Brazil - Praguay

- Argentina thế này, chắc là thớ lợ và chợ búa lắm. Đi tí

cho biết, nếu bị lừa thì coi như mất vài chai bia trên xứ

sở của các vũ nữ nhảy Samba thôi mà. Ai ngờ, đó là

một sân chim huyền thoại, quy tụ các giá trị đa dạng

sinh học và vẻ đẹp thiên nhiên lớn nhất Nam Mỹ.

Nếu là người yêu thiên nhiên và dễ bị mê dụ trong

việc khám phá thế giới kì bí của các loài hoang dã, thì

chỉ cần dợm bước đến cổng sân chim là bạn quên cả

lối về. Trực thăng bay xanh đỏ trên đầu ngắm thác

Iguazu, trước Bird Park có cả một chiếc máy bay dân

dụng khổng lồ nằm im lìm như một hiện vật bảo tàng

ngoài trời. Nghe nói nó gặp trục trặc từ hồi nảo hồi nào,

người ta bèn tính kế tận dụng tòa lâu đài bay này để

phục vụ du lịch. Trong thời buổi tên lửa vũ trụ và rừng

Amazon, lá phổi xanh cung cấp (nghe nói) đến 20%

lượng ô xy cho Trái đất cũng bị cháy tơi bời khói lửa

này, gặp được các loài chim hoang dã đẹp tuyệt bích là

một cái gì đó ngày càng xa xỉ.

Ngay cổng vào là các cây cầu bắc qua suối, một

góc với các cô gái xinh đẹp đang lúi húi chụm tay làm

cái gì đó. Những con chim non bé xíu được mang ra,

chúng còn chưa mọc lông măng lông ống, cứ chiêm

chiếp há miệng đòi ăn. Có con co ro như kêu rét mướt

và ngơ ngác hỏi lông ấm của tôi đâu. Đám trẻ tham

quan thổn thức, nín thở xem cho chim ăn, cho chim ốm

uống thuốc và sắp xếp những cái rổ xinh xắn làm ổ ấm

cho chim non.

Ngoài kia, nàng vẹt xanh to lớn có cặp mắt nhìn cú

vọ cau có, lúc nào cũng như đang dằn dỗi một điều gì

đó, ít ra là với người bạn đứng chung trên chạc cây làm

nhiệm vụ lễ tân gục gặc mỏ đón khách kia. Những cọng

lông của cô nàng thì to đùng như cái quạt nhỏ của Thiết

Phiến công chúa. Chúng xếp lớp lên nhau, cái xanh cái

đỏ lù xù. Thoạt trông bộ cánh của nàng giống như hình

con vẹt vẽ trên bờ tường hơn là một con vẹt thật. Các

nét vẽ to bản, như là có gã họa sĩ chỉ phệt ẩu vài cái là

xong một khoang màu chim chóc. Trước cổ nàng, lồng

bồng một đám lông vàng như tán mây màu mỡ gà đang

bay, như chiếc khăn màu lơ tơ mơ theo làn gió ấm.

Trước mặt cô nàng vẹt diêm dúa, cái mỏ khoằm đen

nhoáy, mắt tròn, các vằn lông lộn xộn rất cáu kỉnh.

“VƯƠNG MIỆN NỮ HOÀNG”

Ở TRÊN ĐẦU MỘT “ĐỨC VUA”

Ngoài kia, lũ hồng hạc nhảy lên lưng nhau tình ái, có

khi xơ xác đánh chửi nhau huyên náo. Dáng điệu thướt

tha yêu kiều như vũ nữ chân dài, nhưng lúc lại gần, thì

các cô sinh hoạt cẩu thả và xôi thịt lắm. Bốn bề là các

tấm gương lớn dài vút cả trăm mét. Lũ hồng hạc đã

đông đàn dài lũ, lại được vô số các tấm gương nhân

bản lên, mắt bạn bị rối bời giữa cả một thung lũng hồng

hạc không sao đếm xuể. Đẹp nhất là các cô nàng

“vương miện của hoàng hậu” (tên tiếng Anh dịch ra như

vậy). Bởi các nàng trông quý phái, đi lại khoan thai, đặc

NAMMỸ,

KHI HOANG VU THỨC GỌI

Bài và ảnh: ĐỖ DOÃN HOÀNG – DUY NGUYÊN

XUYÊN LỤC ĐỊA, VÒNG QUA BÊN KIA BÁN CẦU, ĐẾN

NAM MỸ ĐÚNG THỜI ĐIỂM RỪNG AMAZON CHÁY KINH

HOÀNG NHẤT, GIỜ NGỒI NGẪM LẠI, TÔI TỰ HỎI, ĐIỀU GÌ

CỦA THIÊN NHIÊN Ở NƠI TẬN CÙNG THẾ GIỚI ẤY ĐÃ

QUYẾN RŨ MÌNH NHẤT. KHÔNG PHẢI LÀ THÁC CÓ LƯU

LƯỢNG NƯỚC KHỔNG LỒ NHẤT THẾ GIỚI IGUAZU HAY

HỒ THỦY ĐIỆN CÓ DUNG TÍCH CHỨA LỚN THỨ NHÌ TRÁI

ĐẤT ITAIPU. NÚI TUYẾT CỦA CỘNG HÒA PERU UY NGHI BÍ

ẨN NHƯ VỪNG TRÁN THẦN TIÊN HAY HỒ TITICACA RỘNG

TÁM NGHÌN CÂY SỐ VUÔNG CŨNG CHẢ PHẢI. MÀ ĐƠN

GIẢN LÀ MÀU SẮC, HÌNH TƯỚNG ĐẸP VÀ LẠ ĐẾN SỮNG

SỜ; RỒI CẢ SỰ THƠ NGỘ ĐẾN ÁM ẢNH CỦA CÁC LOÀI

CHIM. NGOÀI RỪNG, DƯỚI CHÂN THÁC, CHIM ĐẠI

BÀNG, CÁC LOÀI GIAN HÙNG VÀ DỄ KHIẾN NGƯỜI TA

RÙNG MÌNH NHƯ KỀN KỀN ĐẬU ĐEN ĐẶC…

Một con đại bàng Brazil, loài chim quần tụ

hàng nghìn con tại chân thác Iguazu

Loài kì đà oai vệ đến từ thời tiền sử

Vẹt Nam Mỹ