Xuân Canh Tý 2020
83
Chiếc trực thăng lượn vòng phía trên thác
Manawaipuna cho khách cơ hội ngắm kĩ hơn nơi từng
được lấy làm cảnh quay cho bộ phim kinh điển
Công
viên kỷ Jura
của Steven Spielberg. Cùng với sự nổi
tiếng của bộ phim, thác này giờ được gọi với cái tên phổ
biến hơn là Jurassic. Và đó chỉ là một trong vô số
những dòng thác giữa đại ngàn mà khách được ngắm
dưới cánh bay. Chao liệng giữa những vách núi với tấm
rèm nước, giữa khoảng nắng khoảng mưa, chợt thấy
mình vừa bay qua cầu vồng.
Hòn đảo tuy nhỏ nhưng có nhiều tiểu vùng khí hậu,
mưa nắng đan xen liên tục, cứ xuyên qua một đám mưa
lại lao vào một khoảng nắng, cảnh thiên nhiên bên
ngoài vì thế cũng biến ảo bất ngờ. Choáng ngợp nhất
là khi lọt vào giữa hẻm núi Waimea kì vĩ. Nhìn hẻm núi
chạy dài hơn chục dặm, rộng gần 2 dặm, sâu hun hút
cả nghìn mét mới hiểu vì sao nó được Mark Twain
mệnh danh là Grand Canyon (Hẻm núi Lớn) của Thái
Bình dương để so sánh nó với Grand Canyon lừng
danh trong lục địa Mỹ. Không lớn và nhiều tuổi như
người anh em bang Arizona, hẻm này nổi danh vì có vẻ
nhiều màu sắc hơn: đỏ, xám, vàng, nâu và thêm màu
xanh của cây cỏ. Sắc núi biến đổi tùy thời tiết, tuy nhiên
màu đỏ sậm chủ đạo thì bất biến. Waimea theo tiếng
Hawaii nghĩa là "nước đỏ", hẻm núi được đặt theo tên
dòng sông nước đỏ đang miệt mài chảy dưới chân.
Rời hẻm núi, máy bay vút lên cao lượn vòng ra
biển. Bờ biển Na Pali thần thánh, hình ảnh biểu tượng
cho cả bang Hawaii, hiện ra kì vĩ, đúng nghĩa
Vách cao
như tên gọi của nó trong tiếng Hawaii. Không phải vẻ
đẹp nuột nà kinh điển thường thấy mà là vẻ đẹp dữ
dội, kịch tính, đột ngột. Một vách núi xếp nếp màu đỏ
son bazan xen xanh thắm cỏ cây, sừng sững choài ra
mặt biển xanh ngọc bích, sóng tung bọt trắng xóa dưới
chân. Quả là chỉ có nhìn từ trên cao mới thấy được
toàn cảnh rực rỡ của vách núi chạy dài hơn 25km, cao
1.200m này. Những bạnh vè gờ núi lô xô khe rãnh như
chân khủng long choãi ra biển, đôi khi tạo ra những bãi
biển nhỏ biệt lập kín đáo, những hang động kì bí, hấp
dẫn đến nỗi sau đó chúng tôi còn đi thuyền để ngắm
Na Pali từ mặt biển.
Vòng trở lại vào trung tâm đảo, nữ phi công kiêm
hướng dẫn viên cho biết, chúng tôi đang bay qua điểm
ẩm ướt nhất thế giới, có lượng mưa tới hơn 450 inch/
năm. Nguyên cái tên đã nói lên tất cả: núi Waialeale
(tiếng Hawaii nghĩa là "nước tràn"), một miệng núi lửa
(đã tắt) như cái giếng khổng lồ xanh rì cỏ cây, mây mưa
lởn vởn, quanh thành là vô số những dòng thác mảnh
mai đổ nước xuống hõm sâu. Trước khi quay về điểm
hạ cánh, máy bay còn sà xuống thác Wailua với 2 dòng
chảy trứ danh, từng được dùng làm cảnh mở đầu cho
series truyền hình Mỹ
Fantasy Island (Hòn đảo kỳ ảo)
đình đám cuối thế kỉ 20.
60 phút với hơn 100 dặm bay ngang dọc hòn đảo
xanh rộng gần 1.500 km
2
trôi qua như một giấc mơ.
Dưới cánh bay thiên nhiên hiện ra như trong những bộ
phim trên kênh truyền hình thám hiểm Discovery. Ai
cũng nên có ít nhất một lần bay trực thăng trong đời. Và
nhiều người tin rằng, nơi tốt nhất để trải nghiệm nó
chính là đảo Kauai. Nhưng nếu không bay được thì đi
thuyền buồm cũng là một trải nghiệm đáng thử. Chúng
tôi thích đủ thứ nên sáng trên trời, chiều dưới biển.
THIÊN ĐƯỜNG XANH ĐÁNG GIÁ
ĐẾN TỪNG PHÚT GIÂY
Đi du thuyền theo đường bờ biển Na Pali ngắm
hoàng hôn có vẻ được ưa thích nhất, đặc biệt cho các
cặp đôi lãng mạn. Xuất phát từ cảng Allen, phía Tây
Nam, chiếc thuyền buồm kiểu catamaran (2 thân) đưa
khách chạy dọc bờ biển, ngang qua vịnh Waimea, ghi
dấu nơi thuyền trưởng Cook, người châu Âu đầu tiên
đặt chân lên quần đảo Hawaii hơn 2 thế kỉ trước, rồi tiến
dần về phía vách núi Na Pali trứ danh. Thực ra, điểm
hấp dẫn của chuyến hải hành kéo dài gần 5 giờ này
không phải là chất khám phá thám hiểm mà là sự tận
hưởng lãng mạn suốt hành trình. Khách đủ đông để vui,
nhưng cũng đủ vắng để có những không gian riêng tư.
Vách núi rực rỡ, biển xanh ngọc bích, cá heo tung
tăng nhảy nhót bơi hàng đàn theo thuyền, mưa nắng
đan xen, cầu vồng hiện ra ảo diệu ngay bên thân tàu
tưởng như với tay là có thể chạm tới. Khách thảnh
thơi thưởng thức từng khoảnh khắc chiều dần buông
và chụp hình lãng mạn kiểu "Titanic", đồ uống các
loại kèm đồ nhắm được phục vụ nhiệt tình bất tận. Và
khoảnh khắc được chờ đợi nhất là lúc bật sâm-panh
đón hoàng hôn khi Mặt trời xuống đủ để nhuốm hồng
chân mây và nhuộm vàng mặt biển. Bữa tối được dọn
ra, tuy không có ánh nến lung linh để "ta chìm vào
mắt nhau" như chúng tôi vẫn đùa, nhưng cũng khá
hấp dẫn theo phong cách Luau (tiệc buffet kiểu
Hawaii) với hàng chục món và đồ uống không giới
hạn, trong đó có Mai Tais (cocktail kiểu Polynesian)
rất được ưa chuộng. Nhiều khách chấm 5 sao cho
tour ăn tối ngắm hoàng hôn này và cho rằng đáng giá
đến từng đồng. Tuy nhiên, nó chống chỉ định với các
bạn say sóng.
Kauai là quả là hành trình khám phá bất tận. Trong 2
ngày chúng tôi đi 3 tour, không bỏ lỡ phút giây nào cho đến
giờ ra sân bay rời đảo. Ngày cuối lượn quanh nửa vòng
đảo, qua tất cả những điểm thú vị có thể tiếp cận bằng
đường bộ đã cho tôi những cảm nhận thật nhất về thiên
nhiên và cuộc sống nơi đây. Từ hẻm núi Waimea hùng vĩ
đến những cột nước biển ngoạn mục phun qua hõm nham
thạch bờ biển Poipu, thị trấn Koloa với những ngôi nhà gỗ
xinh xắn yên bình tốt tươi hoa lá, vị cafe Kauai thơm ngậy
ấm áp, thung lũng cây kalo (khoai môn - đồ ăn chính của
người bản địa) xanh mướt, con thuyền rộn rã tiếng đàn
Ukulele và tiếng hát thổ dân êm đềm trôi trên sông Wailua...
tất cả đã trở thành ấn tượng không phai về hòn đảo đại diện
cho tinh thần Aloha đích thực của cả chuỗi Hawaii này.
Thiên nhiên hùng vĩ, kì hoa dị thảo, văn hóa bản địa
đặc sắc, các trò chơi trên trời dưới biển, ngắm cá voi, cá
heo, cá mập, san hô, hay đơn giản chỉ sống chậm phơi
nắng tắm biển… bất kì thị hiếu nào Kauai cũng chiều hết.
Và tin tôi đi, đó sẽ là chuyến đi để đời.
Kauai không hổ danh Đảo Vườn với kì hoa dị thảo
Điệu múa của thổ dân Tonga
Tác giả với các vũ công thổ dân
Có gì như rưng rưng xúc động dâng tràn
trong tim khi vừa chìm trong những giai
điệu nhạc cổ điển vừa lướt trên rừng mưa
nhiệt đới xanh um, xuyên qua đại vực,
chao liệng giữa biển và núi... Chợt thấy
yêu quá quê xứ con người dưới cánh bay,
đảo xa đất lạ bỗng hóa thân thương.
Nghệ nhân với các mẫu hoa văn
đặc trưng thổ dân Polynesian