Previous Page  45 / 120 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 45 / 120 Next Page
Page Background

Xuân Canh Tý 2020

45

NHỮNG CHIẾN SĨ QUỐC TẾ

TRONG QUÂN ĐỘI VIỆT MINH

Ý tưởng làm một bộ phim tài liệu lịch sử về những

chiến sĩ quốc tế trong quân đội Việt Minh đã nhen

nhóm từ tháng 5/2017, khi BTV Trần Thu Hiền được

tham dự một cuộc hội thảo về những trang kí ức lịch

sử chung giữa Việt Nam và Maroc. Trong kháng chiến

chống Pháp, đã có hàng ngàn hàng binh là người

Maroc và các nước Bắc Phi khác. Họ là lính đánh thuê

trong quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, khi

sang chiến đấu ở Việt Nam đã bị thuyết phục bởi tính

chính nghĩa của cuộc kháng chiến của nhân dân ta và

chính sách - tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí

Minh và của quân đội ta đối với tù - hàng binh. BTV Thu

Hiền đã rất muốn làm phim về họ nhưng không khả thi

vì thiếu nhiều tư liệu.

Trong một lần BTV Thu Hiền phỏng vấn nhà văn

hoá Hữu Ngọc, một cây đại thụ về văn hoá Việt Nam,

ông chợt tiết lộ: “Cô biết không? Tôi đã từng nhiều năm

làm công tác địch vận. Tôi là Trưởng ban giáo dục tù

- hàng binh Âu - Phi trong kháng chiến chống Pháp...

Cô có quan tâm đến những câu chuyện rất thú vị về

công tác địch vận không?”. Tại cục Địch vận, ông Hữu

Ngọc là đồng chí, là bạn thân với ông Goerges

Boudarel, một trí thức người Pháp có bí danh là Đại

Đồng, và ông Erwin Borchers, một trí thức lê dương

gốc Đức khi sang với Việt Minh được Bác Hồ và các

lãnh đạo của Đảng rất yêu quý và tín nhiệm. Và, những

câu chuyện không dứt với nhà văn hoá Hữu Ngọc đã

mở ra cho Thu Hiền hướng đi mới.

Sau đó, BTV Thu Hiền may mắn được biết thêm

câu chuyện của Kostas, Sarantidis một người lính Hy

Lạp trong quân đội Pháp đã tự nguyện tìm đường đến

với Việt Minh chỉ 2 tháng sau khi có mặt ở Đông

Dương. Với tên gọi Nguyễn Văn Lập do các đồng đội

đặt cho, ông đã có nhiều thành tích anh dũng trong

chiến đấu, được kết nạp Đảng CSVN và đã từng là Trại

trưởng Trại tù binh Âu Phi số 3 ở Liên khu 5. Ông chính

là người nước ngoài đầu tiên được trao tặng Danh hiệu

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, được

công nhận quốc tịch Việt Nam. Điều may mắn là ông

Kostas Nguyễn Văn Lập vẫn còn sống khoẻ mạnh tại

Hy Lạp, ở tuổi 92, ông vẫn nhớ như in từng câu

chuyện, từng dấu mốc thời gian quan trọng của cuộc

đời mình gắn với hai tiếng Việt Nam...

BTV Thu Hiền chia sẻ: “Nhờ biết

tiếng Pháp, tôi đã mò mẫm trên mạng

Internet và may mắn đọc được một

cuốn sách

Những Tiến sĩ Đức trong

Việt Minh

và có được địa chỉ email

của tác giả, nhà sử học Heinz Schütte

người Đức hiện đang sống tại Paris.

Cuốn sách rất công phu, rất nhiều tư

liệu quý, dành phần lớn để viết về

cuộc đời ông Erwin Borchers -

Nguyễn Chiến Sỹ (mất năm 1985),

trong lời đề tựa lại tưởng nhớ đến Giáo sư sử học

Pháp Goerges Boudarel (mất năm 2003), đúng hai

nhân vật mà tôi đang tìm kiếm lâu nay. Vì thế, khi email

của tôi được tác giả Heinz Schütte hồi âm, tôi vui mừng

phát khóc. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của ông, tôi đã

có thể liên hệ với các con của ông Chiến Sỹ ở Việt Nam

cũng như ở Đức, liên hệ với những đồng nghiệp, người

bạn của ông Boudarel tại Pháp, nơi ông ấy đã phải

sống những ngày cuối đời trong bệnh tật, cô đơn, trong

nỗi nhớ Việt Nam".

Tất cả các nhân vật đều có một điểm chung, đó là dù

trong hoàn cảnh nào, họ luôn giữ trong trái tim tình yêu

và sự gắn bó đặc biệt với Bác Hồ và với Quê hương Việt

Nam; tâm nguyện được rắc một phần tro cốt trên mảnh

đất Việt Nam... Đây cũng chính là nguồn cảm hứng, là lí

do ekip tiến hành làm phim về họ và quyết định đặt tên

cho bộ phim là

Giữa những quê hương.

HÀNH TRÌNH LÀM PHIM Ở CHÂU ÂU

VÀ BỨC TÂM THƯ...

Vì ba nhân vật ở châu Âu nhưng lại ở 3 nước:

Pháp, Đức, Hy Lạp nên ekip làm phim gồm Trần Thu

Hiền, Lưu Hoài An và quay phim Cao Quang Toàn gặp

nhiều khó khăn. Họ mất hơn 4 tháng để kết nối, thuyết

phục các đầu mối. Sau đó lên một lịch trình phù hợp

nhất và tiết kiệm chi phí nhất có thể. Trong thời gian

gần 1 tháng, ekip tập trung tác nghiệp tại 3 thành phố

Athens, Paris và Berlin. Trong một tuần tác nghiệp tại

Athens, ekip thực sự đã trở thành những đứa cháu

thân thiết của ông bà Kostas và gia đình. Vợ ông

Kostas là người Việt Nam, 4 người con ông đều mang

tên Việt. Trong ngôi nhà nhỏ bé của ông, tất cả mọi kỉ

vật đều liên quan đến Việt Nam, những đồng đội cũ và

kí ức về một thời chiến đấu của người chiến sĩ Nguyễn

Văn Lập trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Rời Athens sang Pháp, ekip tiếp tục ghi hình và

phỏng vấn các nhân chứng cũng như tìm kiếm thêm tư

liệu liên quan đến Giáo sư sử học Goerges Boudarel.

Ekip cũng may mắn tìm gặp được một số sĩ quan Pháp

từng bị bắt và giam giữ nhiều năm liền tại các trại tù

binh ở vùng rừng núi phía Bắc Việt Nam. Tất cả đều đã

hơn 90 tuổi. Trong đó, ấn tượng nhất là cuộc gặp với

Đại tá Bernard Grué, Cựu tù binh Đông Dương, người

chưa từng đồng ý trả lời phỏng vấn bất kì phóng viên

nào trước đó, kể cả phóng viên Pháp. Sau khi tiếp xúc,

ông Bernard Grué đã cởi mở hơn và chia sẻ với ekip

những kí ức không thể quên về trận chiến ở Thất Khê

- Cao Bằng, về cuộc gặp bất ngờ với Đại tướng Võ

Nguyên Giáp... Ngày hôm sau, ông Bernard Grué đã

gửi cho ekip một bức thư rất cảm động. Bức thư viết:

“Tôi rất vui được gặp các bạn và chia sẻ chân thành

với các bạn một phần kí ức không thể nào quên của tôi

tại Việt Nam. Các bạn thuộc thế hệ trẻ, không phải trải

qua cuộc chiến tranh vô ích mà người Pháp đã gây ra

ở Việt Nam. Một phần cuộc đời tôi đã ở lại Việt Nam.

Điều này có nghĩa là chúng ta rất gần nhau trong quá

trình hòa giải này".

Tác nghiệp tại Đức, liên quan đến nhân vật Erwin

Borchers - Nguyễn Chiến Sỹ, khó khăn nhất đối với

ekip có lẽ là quá trình liên hệ và xin ghi hình tại Cơ

quan lưu trữ Liên bang. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tài

liệu gốc và quan trọng như những bức thư viết tay

của ông Chiến Sỹ gửi chính quyền Cộng hoà Dân chủ

Đức, báo cáo về tình hình lính lê dương gốc Đức ở

trong quân đội Pháp, về công việc của ông trong Cơ

quan địch vận đó là truyên truyền, giác ngộ những

người lính Đức buông súng, đứng về phía Việt

Minh... Ekip đã gặp được người con gái của ông

Borchers - cô Claudia Việt Đức, tên gọi mà ông dành

cho đứa con yêu, thể hiện tình cảm sâu sắc và sự

gắn bó của ông với cả hai quê hương: Đức và Việt

Nam. Việt Nam, nơi ông đã dành những năm tháng

đẹp nhất của cuộc đời.

Làm phim về

CẨM HÀ

“NHỮNG CHIẾN SĨ DA TRẮNG

CỦA BÁC HỒ”

TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP, NHIỀU TRÍ THỨC TRONG

ĐỘI QUÂN LÊ DƯƠNG ĐÃ ĐƯỢC GIÁC NGỘ, TỰ NGUYỆN ĐỨNG

VÀO HÀNG NGŨ VIỆT MINH VÀ TRỞ THÀNH NHỮNG “NGƯỜI

LÍNH DA TRẮNG CỦA BÁC HỒ”. NHỮNG NGÀY CUỐI NĂM 2019,

EKIP LÀM PHIM

GIỮA NHỮNG QUÊ HƯƠNG

THUỘC DỰ ÁN

VTV

ĐẶC BIỆT

CỦA BAN TRUYỀN HÌNH ĐỐI NGOẠI ĐÃ CÓ HÀNH

TRÌNH TỚI CHÂU ÂU TÌM LẠI CÂU CHUYỆN CỦA NHỮNG NHÂN

VẬT LỊCH SỬ ĐẶC BIỆT NÀY...

Bộ phim

Giữa những quê hương

với những hình ảnh chân

thực, xúc động về câu chuyện của những chứng nhân lịch

sử đều đã ở tuổi xưa nay hiếm; cùng với những tư liệu quý

được lưu giữ cẩn thận tại các Trung tâm lưu trữ quốc gia

của Pháp và Đức... hứa hẹn sẽ là một dự án

VTV Đặc biệt

ý

nghĩa và đầy ấn tượng với khán giả trong nămmới 2020.

Ekip làm phim với nhân vật Kostas Nguyễn Văn Lập

Ông Kostas Nguyễn Văn Lập đón đoàn của

Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam tới thăm

Ông Borchers với vợ và 6 người con mang hai dòng máu

Việt - Đức