54
PHÍA SAU MÀN HÌNH
vì sợ lọt tay. Tuy nhiên, từ tâm lí nhút
nhát ban đầu, sau quá trình tiếp cận làm
quen, tạo được sự tin tưởng thì cậu trở
nên hoạt bát, thân thiện và rất tình cảm.
Trong những ngày ghi hình ở trường,
cứ 6h00 sáng là cậu lại chạy sang
phòng chúng tôi, thò bàn tay bé xíu vào
màn và kêu “A, a” gọi dậy. Sau đó lại
chạy rất nhanh ra cửa đứng cười.
BTV Văn Ba:
Năm 2017, khi truyền
hình trực tiếp chương trình
Thay lời tri
ân
, để giữ bí mật và tạo sự bất ngờ về
sự có mặt của cậu, tôi được giao trông
cậu bé trong khoảng gần 1 tiếng (do tôi
đã có nhiều thời gian tiếp xúc với cậu bé
nhất, được cậu bé rất tin tưởng, yêu quý
và nghe lời). Trong khoảng thời gian ấy,
cậu cực kì hiếu động, chạy khắp phòng,
nghịch nước và ê a những câu vô nghĩa
mà có lẽ chỉ cậu mới hiểu. Đến khi xuất
hiện tại trường quay, chúng tôi vô cùng
hồi hộp sợ cậu bé bị ngợp trong ánh
đèn sân khấu và sự cổ vũ của khán giả.
Rất may, qua gần 2 năm ở với thầy
Cương, cậu đã mạnh dạn và tự tin rất
nhiều. Hình ảnh cậu bé tươi tắn trong
vòng tay Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo có lẽ giờ đây vẫn là hình ảnh sinh
động nhất.
Trong những lần thầy Cương đưa
cậu bé ra Hà Nội ghi hình và đi khám
bệnh, tôi đều mời đến gia đình chơi và
cho K’Rể giao lưu với các cháu nhà
tôi. Cũng như hai bé nhà thầy Cương,
hai bé nhà tôi cũng rất quý K’Rể. Cậu
bé càng ngày càng tỏ rõ sự tự tin và
sẵn sàng hòa nhập với những người
xung quanh.
Phim được thực hiện trong thời
gian dài như vậy, dữ liệu thu được rất
phong phú mà thời lượng phim có
hạn, khâu hậu kì hẳn khiến ekip
đau đầu?
BTV Quốc Đông:
Vâng, có lẽ mọi
sự so sánh đều khập khiễng, nhưng
đúng là “nhà giàu cũng khóc”. Giàu tư
liệu quá khiến chúng tôi không biết nên
bắt đầu từ đâu? Kể câu chuyện như thế
nào? Cần bỏ chi tiết nào? Sắp xếp ra
sao?... Đấy là chưa kể, với 3 chuyến đi
ghi hình ở Quảng Ngãi, mỗi chuyến hơn
chục ngày, sử dụng tới 8 máy quay
phim tất cả: 2 máy chuyên dụng, 2 máy
ảnh, 2 flycam, 1 máy handycam cá nhân
của tôi, 1 máy handycam mà Lãnh đạo
Ban Khoa giáo gửi tặng thầy Cương để
ghi hình những chi tiết đắt giá về cậu bé
khi chúng tôi không có mặt. Ngoài ra
còn một số hình ảnh được ghi hình
bằng điện thoại thông minh. Chỉ riêng
việc xem nháp hình ảnh, lọc tiếng phỏng
vấn, tiếng hiện trường… cũng đã cực kì
nan giải và tốn thời gian.
BTV Văn Ba:
Sau khi thảo luận toàn
ekip, chúng tôi đã quyết định làm hậu kì
phim theo một câu chuyện với nhiều lớp
lang, các sự kiện đan xen nhau để làm
bật lên sự tiến bộ của cậu bé qua những
lần đi lại giữa trường - thôn Gò Da và
gia đình thầy Cương ở Thành phố
Quảng Ngãi. Cách kể chuyện này sẽ
giúp khán giả chuyển từ trạng thái này
sang cảm xúc khác do mỗi trường đoạn
đều có một một chi tiết thú vị, điểm nhấn
đặc biệt.
Cái khó nhất của phim có lẽ là
đối tượng nhân vật đặc thù, việc lấy
lời thoại của K’Rể chắc là khó, ekip
đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để
tạo hiệu ứng, mạch chuyện hấp dẫn,
ấn tượng cho phim?
BTV Quốc Đông:
Đến thời điểm này
K’Rể vẫn chưa nói được, chỉ ê a một vài
từ đơn nhưng cũng không tròn tiếng.
Thế nên thu lời của nhân vật dường
như là không thể. Nhưng trong quá trình
ghi hình, chúng tôi đã rất chú trọng tiếng
động hiện trường. Có thể nói, đây là sức
sống chính, sức cuốn hút chính của
phim. Từ tiếng ê a của nhân vật, nhưng
mỗi trường đoạn một khác - thể hiện sự
tiến bộ của cậu bé, đến những tiếng trao
đổi hiện trường, tiếng gà gáy sáng,
tiếng chim hót, suối chảy… Tất cả đều
được ghi hình hoàn toàn trung thực, tự
nhiên, rồi được chọn lọc kĩ trong khâu
hậu kì, chắc chắn sẽ tạo được cảm
nhận chân thực và sức hấp dẫn đối với
khán giả.
Cảm ơn các anh!
CẨM HÀ
(Thực hiện)
CHO MỘT DỰ ÁN
4
năm
(Tiếp theo trang 53)
Một cảnh đời thường của K Rể
Ghi hình cậu bé tí hon tại lớp học