Table of Contents Table of Contents
Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

trường Tiểu học Sơn Ba đã có

lớp cắm bản, nhưng rất khó để

người dân cho con em đến

trường. Vì thế, cả bản, số người

biết tiếng phổ thông - biết nói

thôi chứ không thông thạo, là rất

ít, chủ yếu là cán bộ thôn và

những người trẻ. Vì thế, khi tiếp

cận để ghi hình ở trên thôn bản,

chúng tôi gặp không ít khó khăn.

BTV Văn Ba:

Rất may là một

số giáo viên của trường Sơn Ba

đều khá thông thạo tiếng H’Rê, đặc biệt

thầy Cương là người có uy tín nên tiếng

nói của thầy rất được bà con nghe theo.

Khi chúng tôi đặt vấn đề ghi hình câu

chuyện, bên cạnh được sự hỗ trợ nhiệt

tình của các cấp chính quyền, ngành

giáo dục và đặc biệt là thầy Đặng Văn

Cương hết sức tạo điều kiện hỗ trợ.

Đích thân thầy Cương luôn đồng hành

cùng các chuyến ghi hình, hỗ trợ tổ

chức lịch trình các chuyến đi lại giữa

trường và thôn Gò Da, cũng như tìm

người phiên dịch.

Nhân vật độc đáo khiến bộ phim

hút khán giả nhưng bên cạnh việc

đem đến những thước phim đời

thường rất lạ của một cậu bé 10 tuổi

nặng chưa đầy 4kg thì bộ phi

m

còn

đem đến những thông điệp đầy nhân

văn, đó là…?

BTV Quốc Đông:

Câu chuyện về

K’Rể vốn rất đặc biệt. Và chúng tôi nghĩ

càng đặc biệt hơn vì ý nghĩa nhân văn

của câu chuyện này. Bởi vì, quý vị cứ

hình dung, nuôi một đứa trẻ bình thường

đã khó, huống hồ một cậu bé mắc hội

chứng cực hiếm, chưa biết sẽ xảy ra

chuyện gì và vào lúc nào. Chỉ cần sơ

xảy một chút là sẽ rất nhiều áp lực, lời

ra tiếng vào. Đấy là chưa kể, khi câu

chuyện đã trở nên nổi tiếng, rất nhiều

nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ. Mặc dù

thầy Cương đã kiên quyết từ chối, hoặc

chỗ nào đáng nhận thầy mới nhận và

đều ghi chép cẩn thận, còn chụp ảnh

giữ lại. Sau đó lập một sổ tiết kiệm ở

ngân hàng, có sự chứng kiến của gia

đình, chính quyền xã Sơn Ba với yêu

cầu, chỉ khi có cả 3 bên và trong trường

hợp cần thiết cho việc chữa trị cho K’ Rể

mới được rút ra chi tiêu. Ấy vậy mà vẫn

không tránh khỏi có một vài người có

suy nghĩ khác. Thử hỏi, với những áp

lực như thế, mấy ai vượt qua được. Thế

nhưng, thầy Cương đã chấp nhận tất cả

để chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ K’Rể

được như ngày nay. Chính vì thế, lúc

đầu chúng tôi đã định đặt tên cho bộ

phim này là: “Cậu bé tí hon và người

thầy lớn”. Thông điệp cuối phim của

chúng tôi cũng nói lên tất cả: “Đến với

cuộc đời bằng sự thiệt thòi, nhưng K’Rể

đã được bù đắp bằng một cuộc đời

hạnh phúc”.

Ekip chia sẻ đôi chút về những

kỉ niệm không thể quên trong các

hành trình lặn lội trèo non, lội suối,

ba cùng với đồng bào dân tộc để

thực hiện bộ phim này?

BTV Văn Ba:

Kỉ niệm thì có nhiều và

hầu hết đều không thể quên, từ chuyện

ăn ở, sinh hoạt đến đi lại. Ekip chủ yếu

đi bộ, cũng đã thuê xe máy (đã được độ

thêm để leo núi) chở đi, nhưng chỉ được

đoạn đầu. Thường thì được 1/5 quãng

đường, đến điểm bắt đầu dốc cao, khó

đi, nơi những người tay lái yếu thường

gửi xe lại để đi bộ lên tiếp, là tài xế cứ

một mình một xe chạy thẳng lên bản, bỏ

đoàn lếch thếch đi bộ. Lúc chúng tôi đi

bộ mang vác thiết bị cả chục cây số suốt

5 - 6 giờ đồng hồ, đến nơi họ còn cười

hỏi: “Mày bây giờ mới đến nơi à?”. Có

lần quay xong xuống núi, chúng tôi thuê

một thanh niên chở đồ từ tối hôm trước,

sáng ra mới ngã ngửa họ bỏ đi làm

nương hết. Ekip lại tự mang vác thiết bị,

đồ đạc… hạ sơn. Trong một chuyến

quay về như thế, hai quay phim tự đèo

nhau bằng chiếc xe máy mà thầy Cương

gửi ở điểm đầu dốc. Thiết bị cồng kềnh

lại không quen đường dốc cao, khó điều

khiển xe đã đành, lại thêm xe bỗng

dưng bị gẫy chân phanh, xe đã lao vào

vách đá và chút nữa rơi xuống vực. Rất

may, cả 2 bạn chỉ bị bầm dập toàn thân

và chảy máu chân tay chứ không bị ảnh

hưởng đến xương cốt. Ngoài chiếc xe

máy của thầy Cương bị vỡ nát, thiết bị

ghi hình bị hỏng và vỡ nát một chiếc

điện thoại đời mới.

Những kỉ niệm với riêng nhân

vật - cậu bé K’Rể là…?

BTV Quốc Đông:

Lần đầu tiên gặp

cậu, tôi thực sự ngỡ ngàng vì cậu quá

nhỏ bé, nhỏ đến mức tôi không dám bế

(Xem tiếp trang 54)

CẨM HÀ

Ghi hình một cảnh tại nhà K’ rể

Ekip luôn tác nghiệp trong điều kiện khó khăn

Cậu bé K’Rể 10 tuổi cao 60 cm rất

khó nhọc bê chiếc máy ảnh