51
thống cảnh báo mới, được phát triển từ
EAS (hệ thống cảnh báo khẩn cấp) có
từ nhiều thập niên trước, cho phép
chính quyền phát đi các thông điệp
mang tính chất quan trọng, khẩn cấp
liên quan đến thiên tai, hành động
khủng bố, thảm họa đe dọa nhân tạo
hoặc nguy cơ an toàn công cộng… trên
các phương tiện thông tin đại chúng
như đài, TV tới mọi nhà. Sau đó, người
dùng điện thoại sẽ nhận được tin nhắn
về tình trạng khẩn cấp có tiêu đề
“Presidential Alert”. Ngay sau khi cảnh
báo xuất hiện trên điện thoại thông
minh, một thông điệp tương tự cũng
được phát đi trên các kênh truyền hình
tại Mỹ.
Theo quy định, việc sử dụng hệ
thống cảnh báo khẩn cấp này bị ngăn
cấm bởi FCC nhằm đề phòng sự nhầm
lẫn trong trường hợp có chuông cảnh
báo thật, khiến mọi người mệt mỏi và
không phân biệt được đâu là tín hiệu
thật. Duy nhất có một lần vào tháng
8/2018, Cơ quan quản lí khẩn cấp Liên
bang gửi đi chuông cảnh báo tổng
thống không có thật tới hàng triệu điện
thoại di động để thử nghiệm với dòng
tin: “Đây là chuông báo thử nghiệm của
Hệ thống cảnh báo khẩn cấp quốc gia.
Mọi người không cần phải lo lắng”.
Chương trình hài kịch đêm muộn
Jimmy Kimmel Live
hôm 15/8/2019 đã
mô phỏng chuông cảnh báo 3 lần trong
một tối. Bên cạnh khoản tiền phạt, FCC
còn yêu cầu ABC phải gỡ bỏ toàn bộ
các tập đã có chuông cảnh báo khẩn
cấp trên mạng và
trên các trang trực
tuyến khác, cam
kết không phát lại
các tập sai phạm.
Thực tế cho thấy,
các trường hợp
FCC xử phạt các
chương trình xuất
hiện chuông cảnh
báo khẩn cấp đều
được các hãng
truyền hình AMC, Discovery và Meruelo
nghiêm túc chấp hành, tình nguyện nộp
phạt mà không có sự phản cáo nào.
Hàng tháng, FCC đã nhận hàng
trăm lời than phiền về những hình ảnh
hoặc lời lẽ được cho là không thích hợp
với đạo đức trên truyền hình, chủ yếu là
từ các bậc cha mẹ. Trong đó, công
chúng vẫn thường xuyên nhắc lại sự
kiện nữ ca sĩ Janet Jackson để lộ ngực
trong buổi biểu diễn tại trận bóng bầu
dục Super Bowl năm 2004 từng khiến
đài CBS bị phạt 550 ngàn USD. Tháng
12/2017, FCC từng quyết định
phạt công ty truyền thông Sinclair
Broadcasting Group vì đã phát các
chương trình có trả tiền trong các buổi
phát sóng tin tức mà không cho khán
giả biết tên người tài trợ. Số tiền phạt
lên tới 13,4 triệu USD được xem như
con số kỉ lục từ trước đến nay cho một
chương trình truyền hình. Theo giải
thích của FCC, Sinclair đã phát hình
chương trình về trung tâm chữa trị bệnh
ung thư Huntsman Cancer Institute
trong phần tin tức, theo thỏa thuận tài
chính riêng tư giữa hệ thống truyền
thông này và viện Huntsman. Khi các
cơ quan có giấy phép phát thanh hay
phát hình được trả tiền để phát sóng
một chương trình đặc biệt nào đó, luật
FCC đòi hỏi phải thông báo đó là
chương trình có trả tiền và nêu tên của
người tài trợ. Ngay cả khi Sinclair cung
cấp các chương trình này cho cơ quan
truyền thông khác, họ cũng phải thông
báo rõ ràng việc có sự tài trợ. Công ty
Sinclair đưa ra bản thông cáo cho hay
số tiền phạt 13.4 triệu là “quá đáng”,
dựa theo hoàn cảnh sự việc và không
gây hại cho người xem”. Nhiều tờ báo
cũng bênh vực Sinclair vì quyết định xử
phạt quá nặng tay song FCC vẫn giữ
nguyên quan điểm. Bấy lâu nay, FCC
được ví như một vị giám sát khó tính,
chỉ trực tuýt còi mỗi khi các chương
trình truyền hình tại Mỹ có sơ sẩy.
DIỆP CHI
FCC là cơ quan hoạt động độc lập với
Chính phủ Mỹ, chuyên trách giám sát về
những vấn đề truyền thông, công nghệ
thông tin, và tần số vô tuyến điện…
Ngay cả các thiết bị di động muốn lên
kệ ở thị trường Mỹ cũng cần phải có
chứng nhận của FCC trên nhãn hàng.
Trung bình mỗi năm, FCC xử phạt các
nhà đài hàng triệu USD vì những lời lẽ
hoặc những pha “nóng” không thích
hợp trong các chương trình truyền hình.
Đôi khi, những quyết định xử phạt của
FCC gây không ít tranh cãi, song FCC
khẳng định điều này là cần thiết.
Hãng AMC cũng từng bị phạt vì chuông cảnh báo
Tổng thống xuất hiện trong bộ phim The Walking Dead
Hãng CBS từng bị FCC phạt vì
sự cố Janet Jackson lộ ngực trên
sóng truyền hình