59
bị mẫu quốc bỏ rơi. Bên họ lúc ấy chỉ
còn lại những người phụ nữ Việt nhỏ
bé, những người cũng đã rời quê
hương để đi theo tiếng gọi của tình yêu.
Thế rồi, khi đến vùng đất mới, họ đã
gặp muôn vàn khó khăn và thử thách.
Câu chuyện mưu sinh cũng chỉ là một ví
dụ để nói lên tinh thần vượt khó của họ.
Được biết, Thúy Hằng đã tìm
gặp được những nhân vật với
những câu chuyện vô cùng độc đáo
như một nhà văn người Senegal
gốc Việt hay một người Việt bán
nem ở Dakar, một đầu bếp người
Mỹ gốc Senegal lấy cảm hứng từ
ẩm thực Việt để sáng tạo nên những
món ăn… Bạn có thể chia sẻ thêm
về các nhân vật này?
Trong bộ phim
Gói những truân
chuyên
có nhiều nhân vật khác nhau,
chia thành hai tuyến chính. Một tuyến
nhân vật kể về những người phụ nữ
Việt đã tần tảo mưu sinh nuôi sống cả
gia đình bằng món nem Việt, rồi từ đó
món nem đã trở nên phổ biến ở đất
nước Senegal như thế nào. Tuyến nhân
vật thứ 2 kể về những nỗi khổ mà người
phụ nữ Việt phải đối mặt ở xứ người,
nhưng vượt lên tất cả, họ vẫn luôn cố
gắng gìn giữ tinh thần Việt, hướng về
quê hương bằng tất cả trái tim mình.
Với Thúy Hằng thì câu chuyện
nào ám ảnh bạn nhất về những
người phụ nữ Việt tần tảo gói những
truân chuyên vào món nem để nuôi
chồng, nuôi con nơi xứ lạ, trong sự
kì thị của gia đình chồng?
Ekip đã có những cuộc gặp gỡ
những đại gia đình với số lượng con
cháu thế hệ thứ hai, thứ ba gốc Việt lên
tới 40 - 50 người, gặp gỡ những nhân
vật ngoài 80 tuổi, đãng trí đến mức
quên hết mọi việc nhưng vẫn nhớ như
in cách chơi tam cúc và hát những bài
hát trữ tình bằng tiếng Việt. Có hai câu
chuyện khiến tôi ám ảnh nhất. Thứ nhất
là mẹ của bà Claire Gomis - một trong
những người phụ nữ Việt đầu tiên bán
nem ở Dakar từ những năm 1950. Bà
đã xoay sở đủ mọi cách để kiếm tiền
nuôi gia đình, từ việc đi học nghề may,
đan lát, đến bán nem. Sau này, các con
của bà lại tiếp tục con đường phát triển
món ăn Việt bằng cách mở ra thương
hiệu Saveur D’Asie nổi tiếng khắp
Senegal. Câu chuyện kia là về mẹ của
ông Assane Beye, người phụ nữ Việt
nhỏ bé dám liều mình cứu chồng ra
khỏi trại tù binh của Nhật. Rồi đến khi
theo chồng trở về Senegal, bà đã bị
chính gia đình chồng kì thị vì là người
da vàng. Không chỉ có vậy, các con của
bà bị cả xã hội kì thị vì là con lai. Những
truân chuyên vất vả của hai người phụ
nữ đó lại là câu chuyện chung của rất
nhiều phụ nữ Việt lúc bấy giờ.
Những kỉ niệm khó quên của
ekip trong chuyến tác nghiệp?
Ở Senegal, điều kiện tác nghiệp
cũng có đôi chút khó khăn. Ví như về
phương tiện di chuyển tới các địa điểm
quay. Chúng tôi phải di chuyển bằng
những chiếc xe taxi cũ nát. Dưới thời
tiết nắng nóng 37 o C, việc ngồi trong
một chiếc thùng sắt di động và chờ đợi
cả tiếng đồng hồ tắc đường ở Dakar
thật là một trải nghiệm khó quên với cả
nhóm chúng tôi.
Trước chuyến đi, chúng tôi cũng có
đôi chút khó khăn do việc liên hệ với
các nhân vật thường xuyên bị gián
đoạn. Các nhân vật tuổi đều đã cao, gọi
điện thường không giao tiếp được (do
họ bị nặng tai). Do đó, ekip đã xác định
việc tìm hiểu nhân vật phải sang tận nơi
mới có thể thực hiện được. Khi sang
đến nơi, chúng tôi mất rất nhiều thời
gian để đi khắp nơi, gặp gỡ các nhân
vật, tìm hiểu các địa điểm quay, tìm
nhân vật, bối cảnh và đạo cụ để quay
tái hiện. Cũng may mắn là nhóm sản
xuất đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
của Kim Hội và của những người Việt
hiện đang sống và làm việc tại Dakar.
Cảm ơn Thúy Hằng!
CẨM HÀ
(Thực hiện)
Phỏng vấn anh
Hồ Văn Dương,
người Việt Nam
bán nem
tại Dakar
Ghi hình đầu bếp người
Mỹ Pierre Thiam đang
làm món nem Việt Nam
Phỏng vấn Merry Beye,
thế hệ người Việt thứ 3 tại Senegal
Quay cảnh gia đình bà Beye làm nem