29
sự ưu việt, mạng xã hội cũng là con
dao hai lưỡi bởi những thông tin do nó
mang lại đôi khi gây tác hại không nhỏ.
Mạng xã hội như
con dao hai lưỡi
Bên cạnh thông tin bổ ích, có giá trị
đối với xã hội, mạng xã hội còn tồn tại
vô số thông tin, hình ảnh có nội dung
xấu, độc, với những luận điệu sai trái,
thù địch. Đã từng có người tìm đến cái
chết chỉ vì một vài lời vu khống trên
Facebook. Có người mất việc, mất
danh dự cũng vì chia sẻ vô cảm trên
Facebook. Một kết quả khảo sát
cho biết, hơn 78% người sử dụng
mạng xã hội tại Việt Nam đã trở
thành nạn nhân của những phát ngôn
gây thù ghét trên môi trường này. Các
chuyên gia cho rằng, các thông tin bịa
đặt, xuyên tạc có đất sống một phần
nhờ vào “sự cả tin, dễ dãi và tâm lí đám
đông của những người sử dụng mạng
xã hội”. Mạng xã hội còn khiến nhiều
thanh thiếu niên trở nên bạo lực thông
qua những trò chơi trực tuyến, làm gia
tăng tỉ lệ vi phạm pháp luật chỉ để kiếm
tiền chơi game hay khiến họ gặp rủi
ro khi kết bạn trên Internet… Đáng lo
ngại hơn cả là không ít người đang có
xu hướng sống ảo, chỉ quan tâm chăm
sóc những mối quan hệ trên mạng mà
quên mất những mối quan hệ chân
chính ngoài đời thực.
Cũng chính từ mạng xã hội, nhiều
tổ chức, cá nhân đã gặp không ít phiền
toái, thậm chí bị xúc phạm, bôi nhọ,
làm đảo lộn cuộc sống, hoạt động.
Đã có rất nhiều cá nhân bị triệu tập,
xử phạt hành chính vì đưa thông tin
xuyên tạc, không chính xác về an toàn
thực phẩm, an ninh trật tự… lên mạng
xã hội gây hoang mang dư luận, ảnh
hưởng đến uy tín, danh dự của cá
nhân, tập thể. Còn nhớ, sự việc một cô
gái ở miền Tây bị xử phạt 10 triệu đồng
do đăng đoạn clip gạo đốt cháy, kèm
dòng phê phán “gạo giả” lên mạng xã
hội. Hay một cô gái tại Thanh Hóa bị xử
phạt hành chính 5 triệu đồng khi đăng
tải và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung
bắt cóc trẻ em ở xã Vĩnh Minh, huyện
Vĩnh Lộc gây hoang mang trong dư
luận. Tương tự như vậy, một người tại
Quảng Nam đã bị tòa tuyên buộc bồi
thường 12 triệu đồng khi không trình
báo cơ quan chức năng mà đưa thông
tin bánh trung thu có giòi lên Facebook
khiến một cơ sở sản xuất bánh bị ảnh
hưởng uy tín, sụt giảm doanh thu.
Mới đây, những thông tin về
BTV Minh Tiệp của Đài THVN bị
em vợ tố cáo bạo hành đã gây
sự phẫn nộ trên mạng xã hội. Sự
việc thậm chí được đẩy lên cao
trào khi hàng nghìn người kêu gọi
nhau “spam” các trang fanpage của
Đài THVN, hoặc vào “nhầm” trang
Facebook của một số nghệ sĩ trùng
tên để chửi bới, thóa mạ… Xin
trích lời chia sẻ sâu sắc của BTV
Diệp Chi trên trang Facebook cá nhân:
“Thứ để lại sau tất cả vẫn là bài học
quý giá. Bình tĩnh và tỉnh táo trước mọi
tình huống để không bị dắt mũi, không
tiếp tay lan truyền thông tin tiêu cực khi
chưa kiểm chứng để đẩy mọi việc xa
hơn thực tế vốn có, đi ngược lại mong
muốn tốt đẹp ban đầu của chúng ta”.
Sử dụng mạng xã hội sao cho văn
minh và hiệu quả, đó là điều khiến
nhiều người băn khoăn và mong muốn.
Thiết nghĩ, mỗi người sử dụng mạng
xã hội nên tự làm chủ được thông tin,
xác định phương thức thông tin chính
xác để khai thác được nguồn thông tin
dồi dào, phong phú trên Internet. Nói
cách khác, nên là một người sử dụng
mạng xã hội thông thái và nhân văn bởi
lời nói trên mạng là ảo nhưng nỗi đau,
thiệt hại do mạng xã hội gây ra hoàn
toàn có thật.
Đức Lê
Vụ án liên quan đến bác sĩ Hoàng Công Lương nhận
được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng
Một cô gái đã bị xử phạt khi
đưa thông tin gạo giả
Thông tin bánh trung thu có giòi đã
gây thiệt hại cho cơ sở sản xuất