25
Trong cuốn sách mới nhất mà tôi
vừa hoàn thiện bản thảo, tôi có viết thế
này: “Từ lâu tôi nghĩ, tôi như một cái
cây bé nhỏ đã bị nhổ khỏi nơi mình nảy
mầm. Nhưng thực tế là dù đã bị nhổ đi,
những sợi rễ rất dài của nó vẫn bám lấy
mảnh đất ấm áp đầy mùi hương thảo,
một cách tha thiết u buồn”. Đấy chính
là điều tôi luôn nghĩ, luôn tin chắc. Còn
tại sao tôi cứ viết mãi về miền núi? Thứ
nhất, tôi yêu miền núi của tôi. Viết bao
nhiêu về nó thì tôi cũng không thấy đủ;
Thứ hai, điều này rất quan trọng đối với
sự nghiệp của một nhà văn, đó là để đi
đường dài với văn chương thì nhà văn
phải hiểu rõ đâu là sở trường, sở đoản
của mình. Tôi quan niệm, viết văn giống
như canh tác. Nếu như anh có một mảnh
đất mà trên đó rất ít người canh tác, thì
đấy là may mắn số một của anh. Mảnh
đất của tôi là miền núi, sở trưởng của tôi
cũng là miền núi, trong khi số người viết
về miền núi thì rất ít. Cộng với tình yêu
của tôi, sự hiểu biết của tôi, vậy “dại gì”
mà tôi không viết về miền núi?
Trong gần 20 tập sách chị viết
về đề tài miền núi có một vấn đề
được chị đề cập tương đối rõ,
đó là
sự xâm lấn của văn minh đô thị đến
với miền núi. Tôi thì nghĩ rằng cái gì
cũng có hai mặt. Có tiêu cực và tích
cực. Bản thân chị suy nghĩ như thế
nào về vấn đề này? Với tình yêu dành
cho mảnh đất mình sinh ra, chị sẽ
tiếp tục hướng đi này trong các tác
phẩm tới đây chứ?
Tôi cũng nhìn nhận sự xâm lấn của
văn minh đô thị theo hai hướng, tích cực
và tiêu cực. Tuy nhiên, cái gì quá nhanh,
quá cấp tập, không có tầm nhìn chiến
lược và mang tính tổng thể thì chắc
chắn sẽ phải hứng chịu nhiều hệ luỵ tiêu
cực hơn. Tôi đã nói về điều này nhiều
lần rồi. Mỗi một mùa lễ hội như Tam giác
mạch, Chợ tình Khau Vai... là y rằng báo
chí lại hỏi những câu liên quan tới được
mất. Tôi viết về miền núi, sau này có
nhiều bạn trẻ nói với tôi rằng: Em quyết
tâm đi Hà Giang là bởi vì em đọc truyện
ngắn, tiểu thuyết của chị. Tôi cảm ơn
họ, đồng thời tôi cũng phải xin lỗi họ. Vì
thiên nhiên hoang sơ quyến rũ, văn hoá
rực rỡ giàu bản sắc, con người thô mộc
chất phác trong những cuốn sách của
tôi, rất nhiều trong số đó, là sản phẩm
của trí tưởng tượng. Bây giờ tôi đã phải
tưởng tượng về những điều đã mất đi,
sau này bạn đọc sẽ phải tưởng tượng
cùng với tôi về những điều mà hôm nay
mất đi.
Tôi nhớ có lần chị nói, miền núi
là đề tài ruột nhưng chị sẽ chuyển
dần sang cả đề tài thành thị. Chị đã
viết được nhiều tác phẩm về đề tài
này chưa?
Không phải chuyển dần, mà là lúc
nào thấy đủ hứng thú, tự tin... thì tôi viết,
như một quãng nghỉ vậy thôi. Cứ leo
dốc mãi cũng mệt, thỉnh thoảng nghỉ một
chút. Lúc nghỉ ấy, tôi viết gì đó về Hà
Nội. Và tôi cũng yêu Hà Nội, theo cách
của tôi. Hà Nội vẫn còn đẹp, ở những
phần khuất lấp, phần đáy của nó. Cần
phải tinh tế, nhạy cảm và thiện chí thì
mới cảm thấy. Tôi yêu cái phần mà tôi
cảm thấy về Hà Nội.
Chị là một trong không nhiều
nhà văn có duyên nợ với điện ảnh,
truyền hình. Các tác phẩm của chị
rất giàu chất liệu điện ảnh, dễ dựng
thành phim. Đây là sự ngẫu nhiên hay
là chủ ý của chị khi bắt đầu xây dựng
ý tưởng và hành văn?
Vốn dĩ tôi chẳng định lấn sân sang
lĩnh vực ấy. Đơn giản vì tôi nghĩ mình
không đủ sức, không có kinh nghiệm,
không được đào tạo. Thêm nữa, tôi sợ
điện ảnh sẽ từng bước một triệt tiêu mất
văn chương của tôi. Nhưng mọi thứ
đúng là có số (cười). Tôi bắt tay vào viết
kịch bản
Lặng yên dưới vực sâu
dưới sự
gợi ý, khuyến khích, “thúc ép” của nhà
văn Phạm Ngọc Tiến. Tất cả mọi công
đoạn, từ ý tưởng, đề cương, phân tập,
viết... đều có anh Tiến làm việc cùng, và
một nhà biên kịch trẻ được đào tạo bài
bản nữa là bạn Vũ Thu Phong. Thú thực
là khi viết, tôi chả có ý đồ gì. Tôi chỉ biết
là tôi đang bắt đầu với tiểu thuyết, hoặc
bắt đầu với kịch bản mà thôi. Còn cái
việc trong tiểu thuyết có chất điện ảnh,
hay trong kịch bản có chất văn học thì
là cái ngẫu nhiên và may mắn. Tôi nghĩ
thế, tôi như kiểu “chó ngáp phải ruồi”
thôi (cười).
Đến bây giờ chị đã có bao nhiêu
tác phẩm được chuyển thể thành
điện ảnh, truyền hình? Đó là những
tác phẩm nào?
nguyễn văn quân
(Xem tiếp trang 26)
Tôi tự thấy tôi là người dễ thích nghi.
Tôi sống ở đâu cũng được. Trong phố
cổ với 16 mét vuông và ba thế hệ cũng
được, mà ra vùng ven đi làmmỗi ngày
mấy chục cây số cũng được. Tôi luôn
tin chắc rằng, tôi như một cái cây,
cho dù có bị nhổ đi thì những sợi rễ
vẫn bám ở mảnh đất mà tôi đã
nảy mầm.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy kí tặng độc giả