26
Cũng không nhiều đâu bạn. Đầu tiên
tôi có cái truyện ngắn
Sau những mùa
trăng
, chuyển thể kịch bản 90 phút cho
Điện ảnh chiều thứ Bảy;
Rồi
Tiếng đàn
môi sau bờ rào đá
thành
Chuyện của
Pao; Lặng yên dưới vực sâu
cho phim
truyền hình cùng tên;
Người yêu ơi
giờ
xong cả kịch bản và tiểu thuyết;
Chúa
đất
, kịch bản chưa xong nhưng tiểu
thuyết thì đã tái bản... Tôi đang có ba dự
án điện ảnh khác, đều đang thực hiện
với áp lực đến mức muốn nghẹt thở từ
nhà sản xuất.
Lặng yên dưới vực sâu
- Câu
chuyện buồn ở mảnh đất U Khố Sủ
hiện lên đầy thiết tha và ám ảnh. Nó
tiếp nối những thành công về đề tài
miền núi của chị. Theo chị, phim đã
chuyển thể được hết những ý đồ, tâm
tình chị muốn gửi gắm?
Trong phim có nhiều đoạn khiến tôi
xúc động đến gai người. Tôi nghĩ là, về
căn bản thì đạo diễn, quay phim, diễn
viên... đã gần như đồng nhất với tôi về
cảm xúc khi thực hiện bộ phim đó. Tôi
nhìn thấy từng nhân vật trong trí tưởng
tượng của tôi, cái câu chuyện lắt léo, éo
le, đau khổ đã khiến tôi mất ăn mất ngủ,
giờ nó hiện diện ở đó. Nó khiến tôi xúc
động vô cùng.
Cảm xúc của chị khi
Lặng yên
dưới vực sâu
được
Cánh diều Bạc
2017? Theo chị, điều gì ở phim đã
thuyết phục được người xem và Ban
giám khảo?
Tôi nghĩ,
Lặng yên dưới vực sâu
thuyết phục người xem, ban giám khảo
thứ nhất là ở yếu tố lạ. Nó là câu chuyện
diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc Mông
với những nét khác biệt trong đời sống,
tinh thần. Thứ hai là câu chuyện tình tay
ba không phải cái gì mới, nhưng nó thu
hút ở yếu tố phong tục. Sự quẫy đạp để
kiếm tìm hạnh phúc của người Mông, so
với người Kinh ở đồng bằng, đô thị thì có
gì khác... Người ta muốn xem, và ít nhiều
được trả lời thoả đáng. Có lẽ là vậy.
Là một nhà văn, nhà báo, chị
nghĩ như thế nào với nhận xét, sau
thời của chị, của Nguyễn
Ngọc Tư, Đỗ Tiến Thụy,
Nguyễn Đình Tú… mà ta tạm
gọi là thế hệ 7x thì giai đoạn
hiện nay, thế hệ tiếp theo chưa có
một cái tên (tạm gọi 8x và 9x) thực
sự ấn tượng nào xuất hiện. Theo chị
là vì lí do gì?
Tôi nghĩ là cũng có chứ. Do góc nhìn
thế nào là ấn tượng thôi. Ví dụ, có những
tác giả mà sách của họ in tới hàng vạn
bản, trở thành hiện tượng xuất bản. Họ
có bạn đọc riêng. Tất nhiên, văn chương
như người đi câu. Hay nói như nhà văn
Lê Lựu, là những người đào giếng. Có
người đào vài nhát đã thấy mạch nước,
và cứ thế nhẩn nha viết cả đời mà cái gì
cũng ra cái nấy; cũng có người đào mãi
đào mãi chả thấy đâu. Tóm lại, chẳng
nói trước được gì. Một hiện tượng văn
học, hay bất kì hiện tượng nào khác,
đều có yếu tố may rủi, thời cơ. Tài năng
mà không gặp thời thì có khi cũng chẳng
nên cơm cháo gì.
Ngoài văn chương báo chí, chị
cũng là một người phụ nữ khá cầu kì
trong gu thẩm mĩ. Được biết,
c
hị còn
có thói quen tự thiết kế trang phục
cho mình. Điều đó có đúng không?
Chị có thể chia sẻ thêm về thói quen
và “biệt tài” này của mình?
Tài cán gì đâu (cười). Tôi thích mình
tươm tất, đơn giản là thế. Dù là đi làm
hay đi chơi, thậm chí là đi chợ. Tươm
tất, cẩn thận, chứ không cầu kì.
Tôi nghĩ là chẳng phụ nữ nào không
thích mình đẹp. Nếu nói hình thức xấu
đẹp không quan trọng, tâm hồn phong
phú mới quan trọng, tài năng mới quan
trọng, thành đạt mới quan trọng... thì
đấy là cách nói bao biện cho cái sự
tuềnh toàng của mình mà thôi. Tôi thích
những phụ nữ đẹp về cốt cách, tài năng
và có sự nghiệp, đời sống tinh thần
phong phú, tinh tế nhạy cảm, và đẹp về
hình thức. Trời có thể không cho ai đó
đẹp theo một cái chuẩn mực nào đấy,
nhưng không phải không có cách làm
cho mình đẹp hơn cái mà mình vốn có.
Nói chung là tôi thích may vá, thậm chí,
tôi từng có ý tưởng, đến một lúc nào
đó, mỏi mệt với văn chương quá, tôi cất
nó vào kho, và tôi sẽ mở một tiệm may.
Cũng có khi thích mở một tiệm bán hoa
tươi, hoặc bán đồ lưu niệm... Nghe thì
cũng viển vông thật, nhưng ai cấm nào
(cười).
Xin cảm ơn và chúc chị thành
công!
Nguyễn Văn Quân
(Thực hiện)
nhân vật
Viết văn như ...
(Tiếp theo trang 25)
Nhà văn Đỗ Bích Thúy trong buổi ra
mắt tiểu thuyết
Cánh chim kiêu hãnh
Bộ phim
Lặng yên dưới vực sâu
được chuyển thể
từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Đỗ Bích Thúy