![Show Menu](styles/mobile-menu.png)
![Page Background](./../common/page-substrates/page0043.jpg)
43
trên bàn đàm phán là một trong những
nguyên nhân chính khiến họ không thể
đi đến thỏa thuận kịp thời. Vào những
thời điểm căng thẳng, Viacom khẳng
định bản thân là hệ thống truyền hình
cáp số 1 tại Mỹ, trong khi AT&T lại cho
rằng, một số kênh truyền hình của
Viacom hiện không còn khả năng hút
khách nữa. Để xoa dịu tình hình, hai
bên còn tính đến việc tìm kiếm một giải
pháp trung hòa, như việc cả hai cùng
thực hiện một loạt dịch vụ ưu đãi có lợi
cho người dùng: AT&T cho phép người
đăng kí truy cập nhiều hơn vào các
kênh Viacom mà họ yêu thích bao gồm
Nickelodeon, BET, MTV, Comedy
Central và Paramount…, còn dịch vụ
DirecTV của AT&T thì hạ phí thuê bao
cho khách hàng. Thực chất, AT&T hiểu
rõ giá trị về mặt chất lượng của các
kênh do Viacom phát hành. Viacom sở
hữu nhiều lợi thế về nội dung, hãng
truyền thông này thậm chí còn đặt mục
tiêu đạt mức doanh thu 13,1 tỉ USD
trong năm 2019. Và nếu tin đồn Viacom
và hãng CBS sát nhập, trở thành hiện
thực thì Viacom sẽ có thể kiếm thêm
1,3 tỉ USD mỗi năm.
Cả AT&T và Viacom đều khẳng
định sẽ nỗ lực hết mình để đem đến
những điều có lợi nhất cho khách hàng
của mình, cung cấp nội dung họ muốn
với mức giá dễ chịu. Thế nhưng, ba
ngày sau khi hợp đồng kết thúc, màn
hình một số kênh trực thuộc Viacom
trên hệ thống truyền hình DirecTV
chuyển sang màu tối om. Ba ngày sau,
tức ngày 25/3, hai bên mới tuyên bố đi
đến thỏa thuận cuối cùng. Theo đó,
Viacom vẫn giữ nguyên phân phối một
số kênh như Nickelodeon hay Comedy
Central trên DirecTV. Tuy vậy, theo các
chuyên gia, sự thống nhất này vẫn
chưa đủ để cứu vãn việc một số thuê
bao quyết định rời khỏi DirecTV do
cảm thấy quyền lợi khách hàng không
được đảm bảo.
Một vụ việc ồn ào cũng nhận được
nhiều sự quan tâm trong thời gian gần
đây là việc tranh chấp giữa nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình trả tiền lớn thứ
tư tại Mỹ - Dish Network với hãng HBO
và Cinemax. Cụ thể, các thuê bao của
Dish Network đã không thể xem HBO
và Cinemax vào tháng 11 năm ngoái
bởi chủ sở hữu của hai hệ thống này là
Dish và AT&T không nhất trí quan điểm
về quyền phân phối dịch vụ. Với riêng
HBO, việc bị gián đoạn phát sóng trên
một nhà cung cấp truyền hình trả tiền
tại Mỹ là sự cố hi hữu lần đầu tiên xảy
ra trong hơn 40 năm hoạt động của
hãng này. Trong khi đó, trong số 13
triệu khách hàng của Dish Network, có
khoảng 2,5 triệu người đăng kí HBO
hoặc Cinemax. Cổ phiếu của Dish
Network đã giảm 26% xuống còn 23,98
USD trong những tuần tiếp theo sau
khi HBO cắt quyền truy cập. Sau 9
tháng tranh chấp kể từ tháng 6/2018,
Dish Network đã đạt được thỏa thuận
với hai kênh truyền hình trên, xong hậu
quả mà Dish phải gánh chịu không hề
nhỏ khi 381 ngàn thuê bao đã rời bỏ
hãng chỉ trong vòng quý IV/2018, đồng
thời đánh mất tổng cộng 920 ngàn
thuê bao trong năm 2018.
Ước tính, trong 5 năm tới, tất cả
những công ty truyền thông hay công
nghệ nhỏ sẽ bị Google, Alibaba,
Facebook hay Amazon “thâu tóm”.
Mặc dù các công ty nhỏ liên tục chiến
đấu với nhau nhưng tất cả đều sẽ là
công ty con của một “ông lớn” khác.
Sự sáp nhập này là một cuộc tấn công
vào người tiêu dùng, đem đến cho họ
cơ hội được lựa chọn và đổi mới. Tuy
vậy, chưa biết những siêu công ty có
đem lại chất lượng chương trình vượt
trội hay không nhưng thực tế cho thấy,
khán giả là những người chịu thiệt đầu
tiên bởi liên tiếp bị cắt những chương
trình yêu thích của mình khi các nhà
cung cấp dịch vụ không đạt được thỏa
thuận cùng nhau.
DIỆP CHI
(
Theo Deadline
)
Chuyện tranh chấp giữa các nhà
cung cấp nội dung và các nhà cung
cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
hiện nay không phải là hiếm, nhất là
mỗi khi hợp đồng thỏa thuận chuẩn
bị đến hồi đáo hạn.
Viacom va AT&T chỉ đi đến thỏa thuận cuối cùng 3 ngày sau khi hợp đồng kết thúc
Dish Network và HBO cũng rơi vào tranh chấp gây nhiều ồn ào