47
đam mê của cá nhân tôi. Để có thể ghi
hình được dưới nước không phải là
công việc dễ dàng đối với những
người tạo hình. Chính vì vậy, tôi đã tự
tìm hiểu, học hỏi trang bị cho mình
những kiến thức, kĩ thuật cơ bản để có
thể lặn, quay phim dưới nước. Xuất
thân từ quay phim, vì vậy trong các tác
phẩm, tôi luôn cố gắng và mong muốn
chuyển tải câu chuyện kể của mình
bằng những hình ảnh chân thật nhất có
thể. Tuy gặp nhiều khó khăn trong quá
trình tác nghiệp, với rất nhiều phương
tiện, máy móc nhưng được sự hỗ trợ từ
các câu lạc bộ lặn về con người và kĩ
thuật, nhờ có các bạn trẻ đam mê bảo
tồn môi trường mà tôi đã có những
cảnh quay đạt như ý đồ mong muốn
chuyển tải. Những khuôn hình dưới
nước luôn là niềm đam mê của cá nhân
tôi, đó chính là một phần tạo nên động
lực để thực hiện bộ phim này.
Còn nhớ, trong lễ trao giải
Cánh diều 2013, bộ phim TLKH đầu
tay của bạn đã nhận cú đúp Cánh
diều Vàng ở cả hai hạng mục: Đạo
diễn và Phim khoa học xuất sắc
nhất. Gắn bó với PTLKH từ đó đến
nay, Tài Văn đã có trong tay bao
nhiêu tác phẩm và thêm những giải
thưởng nào?
VTV là ngôi nhà của tôi, chính vì
vậy mà tôi luôn nỗ lực hết sức để đóng
góp cho những tác phẩm phục vụ công
đồng, xã hội mang thương hiệu VTV,
trong đó có dấu ấn và nét riêng của
chính mình. Trong các tác phẩm của
tôi, hình ảnh luôn đóng một vai trò then
chốt, tôi luôn ưu tiên truyền tải câu
chuyện bằng hình ảnh. Vì vậy, tôi luôn
tìm tòi, học hỏi để làm sao dùng chính
sức mạnh của hình ảnh để diễn đạt nội
dung một cách hiệu quả nhất dưới bất
kì góc độ nào. Trong vai trò quay phim,
tôi đã rất may mắn nhận được sự dẫn
dắt và giúp đỡ của những người đàn
anh đi trước. Đến năm 2013, sau khi
tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật học về
điện ảnh, tôi có cơ duyên với vai trò
đạo diễn, cũng nhờ có sự quan tâm
của lãnh đạo Ban lúc đó là anh Đỗ
Quốc Khánh, tôi đã hoàn thành những
tác phẩm đầu tay của mình và giành
Cánh diều Vàng cho Đạo diễn suất xắc
nhất và Phim tài liệu khoa học suất
xắc nhất.
Sau đó, mỗi năm tôi thực hiện
khoảng 10 phim tài liệu khoa học và
cũng có những thành công nhất định
kể cả về mặt hình ảnh và nội dung.
Phim
Nhanh và chậm
đã đạt giải Bông
sen Vàng cho quay phim, phim
Chuyện
của đá
đạt 2 Cánh diều Vàng cho phim
và Đạo diễn suất xắc nhất ở thể loại
Phim khoa học. Ngoài ra, tôi đã có
nhiều đóng góp cho các tác phẩm của
Ban và Đài, đặc biệt là
Bản hoà tấu
Sơn Đoòng,
tôi đã rất vất vả để kiến
tạo và xây dựng, tô vẽ ra hình ảnh cho
câu chuyện phim.
Làm PTLKH đặc biệt là về lĩnh
vực môi trường mà Tài Văn đang
theo đuổi vốn là vấn đề rất khô khan
và khó, phải lăn lộn, lên rừng,
xuống biển?
Khoa học trong nghệ thuật có vẻ
như là một sự kết hợp khập khiễng, vì
vậy, để thực hiện mỗi tác phẩm đều
cần thiết sự chuẩn bị một cách công
phu về ý tưởng, nội dung, kịch bản...
và vai trò đạo diễn hết sức quan trọng.
Với tôi, đạo diễn những bộ phim khoa
học về môi trường phải luôn là người
quan sát thấy những khía cạnh nhạy
cảm, góc khuất của thực tế, lồng ghép
hài hòa với kĩ thuật hình ảnh, nội dung
nghệ thuật để truyền tải được những
nội dung quan trọng góp phần nâng
cao ý thức cộng đồng và xã hội.
Bản thân tôi nghĩ, đề tài nào, lĩnh
vực nào, hay cụ thể là nội dung bộ
phim nào cũng đều có những khó khăn
nhất định. Trong phim tài liệu khoa học,
diễn viên chính không phải là con
người, vì vậy có những khó khăn riêng.
Tuy nhiên, với sự nhiệt huyết và đam
mê thì khó khăn nào cũng có thể vượt
qua được để có những thành công cho
chính mình.
Quả thực, nếu không có lòng
đam mê và yêu nghề thì khó mà đạt
được những “trái ngọt”, sắp tới Tài
Văn đang ấp ủ những đề tài gì?
Với tôi, đam mê sáng tạo trong từng
tác phẩm không bao giờ dừng. Hiện
tại, tôi vẫn đang ấp ủ rất nhiều những
đề tài tâm đắc nhưng để thể hiện được
nó cần có thời gian cũng như các yếu
tố khách quan khác.
Xin cảm ơn anh!
MAI CHI
(Thực hiện)
Rác thải nhựa ở biển Việt Nam
Hình ảnh gây ám ảnh trong phim
Ô nhiễm nhựa ở biển
Phút giải lao sau khi ghi hình
PTL Rác thải nhựa ở biển