42
HỒ SƠ TRUYỀN HÌNH
T
ập đoàn truyền thông Viacom liên
tiếp gây chú ý trong bảy tháng qua
khi vướng vào vụ tranh chấp với
tập đoàn viễn thông AT&T về việc
gia hạn hợp đồng phân phối nội dung
cho một số kênh truyền hình ăn khách
như: Nickelodeon hay MTV… Bản hợp
đồng kết thúc vào ngày 22/3/2019, đồng
nghĩa với việc hai bên phải hoàn tất quá
trình thương lượng gia hạn trước thời
hạn này để tránh trường hợp Viacom cắt
sóng các kênh của mình trên AT&T.
Thông báo của Viacom đối với các thuê
bao DirecTV của AT&T được phát đi
trước thời điểm kết thúc hợp đồng, rằng
khách hàng có thể mất quyền truy cập
vào 23 kênh nếu cuộc đàm phán không
đi đến thỏa thuận. AT&T vẫn bày tỏ hi
vọng Viacom sẽ đặt lợi ích của khách
hàng lên hàng đầu, còn Viacom cũng tỏ
ra thiện chí khuyến khích khách hàng
liên hệ với AT&T để được giải đáp khúc
mắc, song cho đến ngày 22/3, cả hai bên
vẫn chưa thể đi đến thống nhất.
Không ít ý kiến băn khoăn, vì sao
AT&T - một “siêu công ty” tích hợp
giữa viễn thông và truyền thông sau
khi thâu tóm Time Warner hồi tháng 6
năm ngoái, đang ở thế áp đảo với
Viacom nhưng vẫn cố gắng săn đón
hãng truyền thông này. Để hiểu được lí
do, cần nhìn lại chặng đường phát
triển với nhiều cột mốc quan trọng của
Viacom. Viacom là người khổng lồ lớn
thứ 4 trong ngành truyền thông thế giới
do Summer Redstone điều hành, sở
hữu dịch vụ cáp quang (như MTV,
Nickelodeon và Showtime), các đài
truyền hình và phân phối các kênh
truyền hình. Tháng 9/1993, Viacom
đồng ý mua Paramount bằng cổ phiếu
và tiền mặt, đưa hãng này rẽ sang một
hướng kinh doanh mới mạnh về phim
ảnh. Kể từ đó, Viacom luôn biết cách
làm phong phú và tạo ra những nội
dung khác biệt với các hãng truyền
thông khác. Còn với AT&T, thương vụ
M&A trị giá 85 tỉ USD hồi tháng 6/2018
đã giúp AT&T trở thành đối thủ nặng
kí của Google và Facebook. AT&T
hiện là nhà cung cấp truyền hình trả
tiền lớn nhất nước Mỹ, với khoảng24,5
triệu thuê bao. Trong tuyên bố của
AT&T sau khi sở hữu Time Warner,
hãng này cam đoan sẽ cung cấp cho
khách hàng các dịch vụ và trải nghiệm
di động tốt nhất, bên cạnh quyền truy
cập miễn phí vào các kênh truyền
hình cáp. Cả AT&T và Time Warner
đều được xem là những “tay chơi”,
sẵn sàng chi hàng tỉ USD để tiếp thị
sản phẩm của công ty.
Việc hai gã khổng lồ Viacom và
AT&T không chịu nhún nhường nhau
VÀI NĂM TRỞ LẠI ĐÂY, NGÀNH TRUYỀN THÔNG LIÊN TỤC CHỨNG KIẾN
NHỮNG THƯƠNG VỤ SÁP NHẬP ĐÌNH ĐÁM HÌNH THÀNH NÊN NHỮNG “SIÊU
CÔNG TY” CÓ TẦM ẢNH HƯỞNG TO LỚN. ĐI KÈM VỚI XU HƯỚNG NÀY LÀ
NHIỀU VỤ TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG PHÂN PHỐI GIỮA CÁC HÃNG KINH
DOANH DỊCH VỤ, GÂY RA KHÔNG ÍT PHIỀN TOÁI CHO KHÁN GIẢ.
Đằng sau những cuộc tranh chấp
AI LỢI, AI THIỆT?
Những cuộc tranh chấp
giữa các hãng truyền
thông gây ảnh hưởng
không nhỏ tới khán giả