68
V
ề nước được nửa năm, đúng dịp
giáp Tết thì Cường lên bản Phó
thăm tôi. Đó là việc không dễ,
vì đường đến bản Phó khó, và không tiện.
Hồi Cường còn ở Israel, tôi vẫn thường
xuyên biết tin tức của cậu, do chính cậu
chủ động liên lạc và chia sẻ. Nửa năm
trước Cường bị cảnh sát Israel bắt và trục
xuất về nước. Từ đó đến khi lên bản Phó
thăm tôi, tôi mới biết thêm về Cường.
Lúc này ở bản Phó mùa đông đang
khắc nghiệt nhất. Trong bản, những cây
mận hoa trắng nở muộn còn chưa muốn
buông cánh tàn thì trên những cành xám
bạc của những cây đào, nụ hoa đang rục
rịch bung thắm đón gió ấm đầu xuân. Bản
Phó nằm trên núi cao, khung cảnh đẹp đẽ
với những người chỉ dạo qua, nhưng vất
vả với ai muốn lấy đó làm chốn dung thân.
Khi biết tôi từ bỏ tất cả để lên núi, trái với
người khác, Cường bày tỏ sự đồng tình.
Không phán xét, không lần tìm nguyên
nhân. Cường nói mỗi người đều cần có
những quyết định quan trọng của riêng
mình. Chính vì thế, tôi càng quý trọng
Cường, dẫu biết rằng có những lựa chọn
Cường đã phải trả giá rất đắt.
Lần đầu gặp lại sau năm năm, Cường
vẫn diện cái áo khoác ba màu đen, trắng,
đỏ. Đó là chiếc áo tôi nhường cho Cường
khi cậu đến làm việc cùng tôi ở trang trại
Hoa Đào trên đất Israel bảy năm về trước.
Hồi mới sang Israel, Cường bê nguyên xi
chàng nông dân cù lần theo. Phải chật vật
khó khăn lắm gia đình mới lo cho Cường
sang Israel lao động giống như tôi. Israel
thời tiết khắc nghiệt. Ban ngày có thể nóng
nung vôi, nhưng đêm lại có thể đóng băng
cả đá. Thương Cường mới đến, lạc lõng,
không thạo tiếng, tôi đã nhường Cường
chiếc áo, và bao bọc cậu trong những ngày
khó khăn đầu tiên ấy.
Bây giờ, khi gặp lại Cường ở độ cao
1.300m, xung quanh là núi đồi vi vu gió,
thấy Cường vẫn mặc chiếc áo năm xưa, dù
khối tài sản của Cường hiện tại khổng lồ
hơn tôi rất nhiều lần, tôi rất xúc động. Biết
tôi nghĩ gì, Cường khẽ nói:
“Không phải em mặc cái áo này để
làm mẽ với anh. Em thực sự thích nó”.
Tôi ở trọ trong một ngôi nhà sàn nhỏ
cùng một cặp vợ chồng già. Ông cụ chủ
nhà thời trẻ xông xáo đi rừng bắt thú tìm
Tết núi
Truyện ngắn của PHẠM THANH THÚY
mật ong, giờ đã cao tuổi, suốt ngày ngồi
bên bếp lửa uống rượu và ngắm những
chùm ngô treo lủng lẳng ngoài hiên. Cuộc
sống của tôi hiện tại thanh bình và nghèo
nàn hơn rất nhiều so với thời tôi còn ở
đồng bằng.
Ngoài vườn, ngay cửa sổ là một cây
đào già đang bung vài bông hoa sớm. Ông
cụ chủ nhà bảo năm nào nó cũng là cây
đào ra hoa sớm nhất bản. Hoa của nó to,
cánh tròn và thắm hơn tất thảy. Đã từng có
người miền xuôi lên hỏi mua nó với giá
cao, nhưng cụ bà không bằng lòng bán nên
cụ ông giữ lại.
Hồi ở Israel, tôi và Cường cùng làm
việc ở trang trại trồng đào. Đào mênh
mông, ngút ngát tận chân trời. Nhưng
không bao giờ hoa đào bung nở cùng một
lúc để tạo ấn tượng một chốn bồng lai
tiên cảnh nơi trần thế. Người ta xử lí kĩ
thuật, để hoa đào vườn này nở trước vườn
kia, nghĩa là đến vụ thu hoạch, đào không
đồng loạt chín, dẫn đến tình trạng không
kịp tiêu thụ như ở ta.
Năm đó Cường ăn cái Tết xa nhà đầu
tiên trong đời, và cũng gửi những tháng
lương đầu tiên về cho vợ trả nợ. Lương
thấp, mỗi lần gọi điện về nói chuyện với
vợ con, Cường lại nghe vợ “ca” chuyện nợ
nần bằng những lời cay độc. Đến nỗi về
sau dù nhớ thương vợ con đến quay quắt,
Cường cũng rất hạn chế gọi về.
Cái Tết đầu tiên trên đất khách cũng có
hoa đào. Nhưng đào người ta trồng để lấy
quả cao sản, hoặc đơn giản chỉ là không
phải đào quê hương, nên vẫn màu thắm ấy
mà sao xa lạ, lạc lõng, vô duyên lắm. Năm
thứ hai, đỡ bơ vơ bỡ ngỡ hơn, đã quen hơn
với màu hoa đào xứ khách, thì cũng là cái
Tết cuối cùng tôi và Cường đón
cùng nhau.
…Giáp Tết mà trời vẫn rét đậm.
Chúng tôi cho học sinh nghỉ Tết sớm hơn
dưới xuôi, để các cháu còn về bên bếp lửa
ấm nồng với gia đình, và cũng còn để các
thầy cô về xuôi ăn Tết, thăm thú bạn bè.
Mà thầy cô có mấy ai. Toàn điểm trường
chỉ có ba thầy cô, thầy kia và cô kia vô
tình trời xe duyên thành một cặp. Cho học
trò nghỉ học xong, họ cũng kéo nhau về ăn
Tết cả hai bên nội ngoại. Chỉ còn tôi tiễn
đám học trò nhỏ xíu dắt díu nhau rời “kí
túc” mái lá tường phên của chúng.
Cường nhấp cùng tôi chén rượu nhạt
bên bếp lửa bập bùng. Những lưỡi lửa
cuốn lấy nhau sôi lên giữa lớp không khí
lạnh quánh lại như xắt được ra từng mảng
miếng. Rét thế này, nhưng cũng chưa là gì
lắm so với những mùa đông ở Israel. Hồi
đó, làm việc ở những trang trại, được ăn
uống đủ đầy, được ủ ấm trong những căn
phòng nhỏ tiện nghi, cuộc sống của những
công nhân Việt không tệ, ngoài mức lương
trung bình. Mức lương lao động lương
VTV
cảm xúc
mùa xuân