Previous Page  69 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 69 / 92 Next Page
Page Background

69

thiện ấy, nếu chịu khó tiết kiệm thì khi

hết thời hạn hợp đồng, về quê chỉ có thể

khiến cuộc sống khá hơn xưa một chút,

chứ không giàu có rình rang được. Chỉ có

những kẻ liều mới kiếm bạc tỉ mỗi tuần ở

ngoài kia.

Trở thành một trong những kẻ kiếm

bạc tỉ mỗi tuần ấy là Cường, và rất nhanh,

Cường uống thuốc liều quá liều. Ngạc

nhiên làm sao là Cường lại có thể che giấu

được bản chất liều ấy bên trong cái vẻ

bề ngoài cù lần, dễ thương của một anh

chàng nông dân từ bé đến khi xuất ngoại

không đi hết cái huyện mình sinh sống.

Tôi về nước khi hết hạn hợp đồng, tức

là rất hoàn hảo, không gây lo ngại bức

xúc cho bên nào. Lẽ ra, tôi đã cưới vợ và

có một mái ấm nho nhỏ cùng chút vốn

liếng từ những ngày ở Israel, nhưng ngày

ngày chứng kiến những mâu thuẫn từ vụn

vặt đến thái quá của mấy người chị dâu,

tôi quyết định cầm bằng đi xin việc. Tôi

tốt nghiệp ngành sư phạm trước khi sang

Israel lao động ở trang trại Hoa Đào. Mà

sư phạm thì chỉ cần xin lên vùng sâu vùng

xa là hôm trước nộp hồ sơ, hôm sau có thể

nhận việc. Tôi làm đúng ngành nghề, với

điều kiện phải đi xa thế này. Và đó là điều

cuối cùng tôi quyết định cho tuổi trẻ

của mình.

Cường bỏ ra ngoài ngay khi hết năm

thứ hai để buôn bán hàng cấm cho cư

dân ngoại quốc ở Israel. Số lượng người

nước ngoài đến Israel làm thuê nhiều,

và họ ăn chơi trác táng cũng rất nhiều,

đến nỗi Cường chỉ cần một năm liều

lĩnh là đã bằng mấy năm tôi bươn chải

chăm sóc hoa, hái quả đào trong trang

trại. Tôi không thể tự cho mình quyền

được khuyên ngăn Cường. Những cuộc

điện thoại sực mùi nợ nần, tiền bạc của

vợ Cường đã hối thúc con thú liều trong

Cường. Cường đã theo nó.

Ra ngoài, Cường vẫn liên lạc với tôi.

Có lẽ cậu không nỡ quên ơn người đồng

hương đã cho cậu mượn chiếc áo ấm trong

những ngày cơ hàn đầu tiên nơi xứ khách.

Cường khoe tiền gửi về không những

đã trang trải hết nợ nần, mà còn

đã sắm cho vợ chiếc xế hộp

thời thượng. Váy áo và

xe sang, vợ Cường nửa

bước lên ngôi quý bà.

“Nhiều lúc, em cũng biết mình sai.

Nhưng mình không làm thì có người khác

làm. Họ cần những người người như em,

chứ không cần một thằng công nhân lao

động hiền lành chỉ biết tưới cây và nhặt

trứng như anh”.

Sống chui lủi, lẩn tránh, nhưng nhiều

tiền, đó là lựa chọn của những người như

Cường. Lạ là chưa bao giờ Cường rủ tôi đi

cùng. Tôi biết Cường hiểu tôi rất rõ. Đó là

thức quà hiếm hoi của những điều khoác

danh bè bạn. Cường cứ làm việc của

Cường, tôi cứ làm việc của tôi. Chúng tôi

như hai người đi hai con đường về những

hướng khác nhau, thi thoảng gặp nhau ở

vài giao điểm, nhưng không quên nhau,

không hờ hững, không buông bỏ.

Nửa năm trước Cường bị cảnh sát

Israel bắt và trục xuất về nước. Lúc đó

cũng đã là quá đủ, Cường đã có trong tay

một khoản tiền lớn để trở thành đại gia ở

quê nhà.

Cường về nước với một đống tiền,

nhưng lại mất vợ. Đúng hơn, cô ta tự theo

trai, và theo một hội ăn chơi bằng tiền

chùa được lập trên Facebook.

Đây là cái Tết đầu tiên ở quê hương,

nhưng cũng là cái Tết đầu tiên trong cảnh

gia đình li tán. Cường chông chênh trong

nỗi buồn vô tận ấy, và tìm tôi, chỉ để uống

vài chén rượu. Tôi rủ Cường ở lại bản

Phó ăn Tết núi, nhưng Cường từ chối. Ở

quê còn có cha mẹ và những đứa con đợi

Cường về.

…Tôi tiễn Cường qua mấy sườn núi

cao, mấy thung lũng và vài ba con suối.

Cuối cùng, chúng tôi đứng trên đỉnh ngọn

đồi trước khi xuôi xuống theo con đường

duy nhất nối quốc lộ với bản Phó. Bên

đường lác đác những ngôi nhà sàn lặng lẽ

trong những vườn mận đào. Mùa này ở

Israel, những vườn

đào cũng bắt đầu

trổ hoa. Cũng nở

hoa, tụ quả

trong những ngày lạnh giá, nhưng đào,

mận ở bản Phó còn thấm đẫm hơi núi, hơi

sương và hơi gió, nên quả của chúng xen

vị chát, chua, nhưng đọng lại ngọt ngào

sau cuối. Những lúc ngắm hoa đào bản

Phó, tôi lại đâm thương nhớ hoa đào xứ lạ

ấy. Israel đã cho Cường cơ hội kiếm nhiều

tiền, nhưng cũng vì tiền mà Cường mất

hạnh phúc. Israel cũng cho tôi cơ hội trải

nghiệm tuyệt vời của tuổi trẻ.

Có chút mênh mang buồn, bồi hồi

thương cảm trong tôi khi bóng Cường xa

mờ dần trong cái nắng ấm nồng của vùng

núi cao. Tết này tôi không về quê. Tôi

quyết định ở lại với bản Phó mù sương và

ngập trong sắc trắng, sắc đỏ của mận,

của đào.

Tôi quay về với bản Phó trên con

đường nhỏ. Những người dân bản đi chợ

Tết trở về chào tôi khe khẽ. Họ mang trên

tay những vật phẩm lấp lánh của

chợ phiên.

Đứng giữa đất trời mênh mang, lòng

tôi cồn lên nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ cả

những nhọc nhằn mưu sinh nơi đất khách

năm nào. Ánh mắt vợi buồn của Cường

còn khiến tôi day dứt. Dáng đi lầm lũi

khuất sau những rặng cây của Cường

trong cuộc chia tay còn làm tôi day dứt.

Cường đã cố gắng rất nhiều, đánh đổi rất

nhiều để vợ con được hạnh phúc. Nhưng

họ định nghĩa hạnh phúc theo cách khác.

Những cánh đào đẫm sương núi đang

bung cánh hồng ngoài cửa sổ ngôi nhà sàn

của hai người già bản Phó.

“Một cái Tết bản Phó. Một cái Tết núi,

được không anh?”

Tôi giật mình chạy vội ra cửa sổ ngó

xuống. Dưới tán đào phai là nụ cười của

Cường. Nụ cười lấp lóa.

P.T.T