Previous Page  43 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 43 / 92 Next Page
Page Background

43

tộc: dù lớn nhỏ, ai ai cũng đều cần tình

yêu. Tác phẩm này do Frédéric Baron và

Claire Kito thực hiện. Frédéric Baron thu

thập ngôn ngữ, Claire Kito, nhà thư pháp

đã thực hiện viết trên các phiến gạch với

ý tưởng hòa hợp dân tộc qua biểu tượng

câu tỏ tình.

Từ 1992, Frédéric Baron đã đi khắp

Paris và nhờ bạn bè sưu tầm được 1.000

câu

Tôi yêu mình

với hơn 300 thứ tiếng

thông dụng và hiếm. Năm 1995, ông đã

cho in 50.000 cuốn sách với tiêu đề

Tôi

yêu mình

, đem tặng khắp nước Pháp. Ông

là nhạc sĩ, tác giả của 40 bài hát tình yêu,

và đã cho ra đĩa đầu tiên khi 17 tuổi với

tựa đề

Chìa khóa mặt trời

. Khi Frédéric

xin mấy chữ đó, chẳng ai từ chối, ai cũng

hạnh phúc khi được nghe và nói lên câu

đó bằng tiếng dân tộc mình. Ông trân

trọng ghi cả tên nước, tên ngôn ngữ đó

rồi đưa bút màu nhờ họ viết vào giấy khổ

A4. Những chữ đó như cẩm nang thay hộ

chiếu, xóa đi khoảng cách của loài người.

Frédéric Baron và Kito Claire mong

muốn bức tường là điểm tựa tình yêu cao

đẹp nhất của toàn nhân loại. Màu đỏ rải

rác trên bức tranh là biểu tượng những

trái tim tan vỡ, nếu thu ghép lại, hợp

thành một trái tim hoàn hảo.

Hàng chữ tiếng Việt

Anh yêu

em

được ghi ngay trên đầu.

Rất tiếc câu đó chưa

đủ, chỉ là lời tỏ tình

của người đàn ông

với phụ nữ. Do

tiếng Việt xưng

hô phức tạp nên

tạm dịch các chữ

trên bức tường

Tôi yêu mình

.

Câu này trong

tiếng Pháp hay tiếng

Anh đều thể hiện sự

bình đẳng, nam hay nữ

không phân biết tuổi

tác đều dùng như nhau,

đàn bà cũng có quyền

tỏ tình với đàn ông. Dịch

Tôi yêu mình

mới lột được tình yêu và sự bình đẳng.

Đã yêu, thật sự rất cần sự bình đẳng, trân

trọng lẫn nhau. Tình yêu mãi mãi là nhu

cầu trong cuộc sống hàng ngày của mọi

lứa tuổi. Cuộc sống càng nhiều đau khổ,

nhiều hàng rào ngăn cách, nhiều biên

giới, càng cần tình yêu. Chỉ có tình yêu

là liều thuốc duy nhất, là vũ khí hòa

bình hữu hiệu xích con người

lại gần nhau. Chuyện

tình bi kịch Roméo và

Juliette (trong kiệt

tác cùng tên của

W.Shakespeare)

đã giúp hai họ tộc

hòa hợp.

Bức tường

Tôi

yêu mình

mong

thế giới chỉ tràn

ngập những lời yêu

thương thay bằng bom

đạn, vũ khí, hận thù. Đó

là khát vọng không chỉ của

tác giả mà của tất cả con

người có trái tim khát

yêu và khát hòa bình.

Bạn hãy đến chân bức tường, nó sẽ thay

lời bạn muốn nói, dù bất đồng ngôn ngữ.

Ánh sáng và tình yêu - đó là Paris.

TS. Văn học TRẦN THU DUNG

(Paris)

Lãng mạn hôn nhau dưới

chân tường “Tôi yêu mình”